Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ khi sử dụng
Câu 1: a.Trong câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc: Lá chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, thường có màu xanh, thường có dáng mỏng b. Các trường hợp chuyển nghĩa của từ “lá”: - Lá gan, lá phổi, lá ...
Câu 1:
a.Trong câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc: Lá chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, thường có màu xanh, thường có dáng mỏng
b. Các trường hợp chuyển nghĩa của từ “lá”:
- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá ở đây được dùng với các từ để chỉ bộ phận cơ thể người, động vật có hình dáng giống lá cây.
- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: những từ lá ở đây được dùng với các thừ chỉ vật bằng giấy.
- Lá cờ, lá buồm: từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: từ lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…có bề mặt mỏng như lá cây.
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại, vó bề mặt dát mỏng.
=> Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dạng mỏng, dẹt, có bề mặt hoặc có cuống (như lá cây) – mang nét nghĩa tương đồng.
Bài 2:
Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận, cơ thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người như: tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi…
- Anh ấy là một tay súng cừ khôi.
- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường
Nó có chân trong đội tuyển của trường.
- Nhà ông ấy có năm miệng ăn
- Đó là gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam
- Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra.
Nó cứng đầu lắm.
- Bác Hồ có một trái tim rất nhân hậu.
Nhận xét: Đều lấy bộ phận cơ thể để chỉ con người sử dụng với nghĩa chuyển (hoán dụ).
Bài 3:
Các từ chỉ vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi… các từ này chuyển nghĩa để chỉ
- Đặc điểm của âm thanh lời nói:
+ Nói ngọt lọt đến xương
+ Một câu nói chua chát
+ Những lời mời mặn nồng, thắm thiết
+ Ông ấy nói nghe cũng bùi tai quá.
+ Nó kể chuyện nghe rất nhạt
- Mức độ của tình cảm, cảm xúc:
+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.
+ Chuyện tình cảm của tôi đã trải qua bao đắng cay, ngọt bùi.
+ Lời cô ấy nói nghe thật bùi tai.
Bài 4:
- Từ “cậy” và “nhờ” là từ đồng nghĩa, giống nhau về nghĩa: mong muốn người khác giúp mình một việc gì đó. Nhưng “cậy” khác “nhờ” ở nét nghĩa, cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác. Ở đây cho thấy sự khẩn cầu, sự gửi gắm cả tấm lòng của Thúy Kiều đối với Thúy Vân.
- Từ chịu đồng nghĩa với nhận, nghe, vâng, đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác,
+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. Vẫn còn có thể từ chối từ
+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng
+ Chịu lời: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Kiều đã đặt Vân vào tình thế buộc phải chấp nhận, vì hơn ai hết Kiều hiểu rằng sự chấp nhận của Vân trong lúc này là một sự hi sinh. Từ chịu, cậy thể hiện được sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du.
Bài 5
a. Chọn “canh cánh”, vì :
- Các từ khác nếu dùng chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm
- Từ canh cánh: khắc hoạ rõ nét tâm trạng day dứt triền miên, trạng thái liên tục, ám ảnh, thường trực của tình cảm nhớ nước trong tâm hồn Bác.
b. Dùng từ “liên can”
c. Các từ: bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn nhưng khác nhau ở chỗ:
- Bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, sắc thái gần với khẩu ngữ. Trong câu, chủ ngữ Việt Nam (số ít) nên không dùng từ bầu bạn
- Bạn hữu: nghĩa cụ thể, bạn thân thiết không phù hợp để nói về mối quan hệ giữa các quốc gia
- Bạn bè: nghĩa khái quát, sắc thái thân mật, nhưng Việt Nam (số ít) nên không dùng từ này
Zaidap.com