Soạn bài: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Câu 1: - Trường hợp cần gửi thư ( điện) chúc mừng : + Khi người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi, mang ý nghĩa như : được tặng huân chương, được nhận các học hàm học vị cao, đạt các thành tích ...
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Câu 1:
- Trường hợp cần gửi thư ( điện) chúc mừng :
+ Khi người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi, mang ý nghĩa như : được tặng huân chương, được nhận các học hàm học vị cao, đạt các thành tích trong học tập, công việc…
+ Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi trực tiếp nói với người nhận.
- Trường hợp cần viết thư ( điện) thăm hỏi :
+ Khi người nhận gặp những rủi ro, điều không mong muốn như : ốm đau, người thân qua đời, gặp tổn thất do thiên tai…
+ Người viết vì khó khăn nào đó, không thể đến để chia sẻ, thăm hỏi.
Câu 2:
Một số trường hợp:
- Gửi thư, điện chúc mừng : mừng sinh nhật bạn, mừng đám cưới, chúc mừng người nhận được tặng thưởng, lên chức, khi bạn bè/ người thân đi thi và được giải cao…
- Gửi thư, điện thăm hỏi : chia buồn khi bạn bè, người thân bị bệnh, khi gặp thiệt hại vì nơi ở xảy ra thiên tai
Khác nhau về mục đích:
Thăm hỏi chia vui biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
Thăm hỏi chia buồn: động viên an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
II. Cách viết thư điện, chúc mừng và thăm hỏi
- Giống: giống về hình thức và đều bộc lộ cảm xúc của người viết.
- Khác về mục đích gửi:
+ Điện thăm hỏi: chia sẻ, an ủi, động viên
+ Điện chúc mừng: cổ vũ động viên, khích lệ.
II. Luyện tập
Câu 1: Kể lại mẫu bức điện và điền thông tin cần thiết vào mẫu.
Câu 2: Chọn các tình huống phù hợp
- a. Điện chúc mừng
- b. Điện chúc mừng
- c. Điện thăm hỏi
- d. Thư (điện) chúc mừng
- e. Thư (điện) chúc mừng
Câu 3: Các em xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện (xem SGK)
Các bài soạn văn lớp 9 hay