Soạn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ - Lập luận bác bỏ: là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. - Mục đích: Dùng những lí ...
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
- Lập luận bác bỏ: là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
- Mục đích: Dùng những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, thiếu khoa học của một ý kiến, quan điểm nào đó; đồng thời bày tỏ và bênh vực ý kiến đúng đắn.
- Tác dụng: là thao tác quan trọng giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục; là thao tác rất cần thiết trong cuộc sống.
- Yêu cầu:
+ Phát hiện những sai lầm của họ.
+ Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin.
+ Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực; phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
II. Cách bác bỏ
Câu 1:
Câu 2: Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, lập luận bằng cách:
- Nêu tác hại
- Chỉ ra nguyên nhân
- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của chúng
III. Luyện tập
Câu 1: Đọc đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và đoạn trích Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi.
a.
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên:
+ Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến sai "Cứng quá thì gãy".
+ Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến thiếu chính xác khi định nghĩa về thơ.
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
- Tác giả Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn.
+ Nêu ý kiến sai lầm: "Cứng quá thì gãy".
+ Dùng lí lẽ để bác bỏ "Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được ... chịu đổi cứng ra mền".
+ Dùng dẫn chứng để bác bỏ: "Ngô Tử Văn ... thật là xứng đáng".
b.
- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp; thơ là những đề tài đẹp.
- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ lời không đẹp như thơ Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du; có những bài thơ đề tài không đẹp như đề tài trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.
Câu 2: Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Em hãy bác bỏ quan điểm đó.
Các bạn có thể dựa vào gợi ý sau để viết văn bác bỏ.
- Mở bài:
+ Có nhiều quan niệm về tiêu chuẩn, cách thức chọn bạn.
+ Gần đây trong lớp xuất hiện một quan niệm sai về tình bạn:
"Không thể kết bạn với những học sinh học yếu"
- Thân bài:
+ Nêu chuẩn mực của tình bạn chân chính.
+ Nêu quan niệm sai "không thể kết bạn với những học sinh yếu".
- Kết bài: nêu cảm nghĩ về tình bạn.
Các bài soạn văn 11 khác trên VietJack:
Tham gia các nhóm học tập VietJack trên mạng xã hội, VietJack hỗ trợ giải đáp bài tập và chia sẻ tài liệu:
Loạt bài Soạn văn lớp 11 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 11 .