15/01/2018, 08:51

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Truyện cổ nước mình

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Truyện cổ nước mình Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 20 Soạn bài: Tập đọc: Truyện cổ nước mình là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 20 được VnDoc biên soạn ...

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Truyện cổ nước mình

Soạn bài: Tập đọc: Truyện cổ nước mình

 là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 20 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 20 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?

Trả lời:

Vì truyện cổ nước mình giàu lòng nhân ái và ý nghĩa phản ánh cuộc sống rất sâu xa. Giúp thế hệ đời sau tiếp nhận được những phẩm chất quý báu của cha ông như lẽ công bằng, sự thông minh, lòng độ lượng tình nhân ái bao la… Đồng thời truyện cổ đem lại cho chúng ta hôm nay những lời răn dạy cực kì quý báu của cha ông về những phẩm chất tốt đẹp cần có trong cuộc sống. Đó là lòng nhân hậu vị tha, lòng độ lượng bao dung, chăm chỉ, chuyên cần và ăn ở hiền lành phúc đức.

Câu 2 (trang 20 sgk Tiếng Việt 4): Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?

Trả lời:

Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện: Tấm Cám, Đèo cày giữa đường

Câu 3 (trang 20 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

Trả lời:

Có thể em tìm thêm những truyện với nội dung trên như sau: Hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, …

Câu 4 (trang 20 sgk Tiếng Việt 4): Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào

Trả lời:

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy.

Đại ý: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

>> Bài tiếp theo: Tập làm văn lớp 4: Kể lại hành động của nhân vật 

0