25/04/2018, 20:00

Soạn bài: Sống chết mặc bay trang 74 SGK Ngữ văn 7 – Ngữ văn lớp 7...

Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn – Soạn bài: Sống chết mặc bay trang 74 SGK Ngữ văn 7. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay. 1: Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? Tác phẩm có thể chia làm ha đoạn: ...

Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn – Soạn bài: Sống chết mặc bay trang 74 SGK Ngữ văn 7. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay.

1: Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Tác phẩm có thể chia làm ha đoạn:

–  Đoạn 1: “Gần một giờ đêm… khúc đê này hỏng mất”’, nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

– Đoạn 2: “Ấy, lũ con dân… điếu mày”: cảnh quan phủ cùng nha lại đánh đổ tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.

– Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình ưạng thảm sầu.

2. a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó.

c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào?

d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.

Dựa vào định nghĩa “Phép tương phản ” chỉ ra:

a)  Hai mặt tướng phản của truyện sống chết mặc bay. một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm  ngay trong khi họ “đi hộ đê”.

b) Phân tích làm rõ từng mặt tương phản:

– Mặt tương phản thứ nhất:

+ Thời gian: gần một giờ đêm (giờ đáng lẽ người dân được yên nghỉ sau một

ngày lao động vất vả, cực nhọc).

+ Mưa to và độ dâng của nước sông.

+ Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, cảng thẳng (Qua tiếng động, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân).

+ Sự hất lực của sức người trước sức người. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước. 

3.a. Em hãy chỉ rõ sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân.

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ dam mê bài bạc của quan phủ như thế nào?

c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “ lòng lang dạ thú” của tên quan phú trước sinh mạng của người dân.

– Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe đọa cuộc sống của người dân.

– Mặt tương phản thứ hai:

+ Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

+ Không khí, quang cảnh: “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga” (phản ánh uy thế của viên quan lại với nha lại, tay sai).

+Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi “hộ đê” (chứng tỏ một cuộc sống sang trọng, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).

+ Sáng ngời, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.

+ Sự đam mổ tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng…

+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.

+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi: “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy”.

–  Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.

a) Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng (“mưa tầm tã”, “vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao (“nước sông Nhị Hà lên to quá”, “dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên”). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau  hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến…

b) Với cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mô tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đô đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi người dân phu báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quái nạt và tiếp tục đánh đến “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng là phi nhân tính “lòng lang dạ thú”. Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác đụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.

4. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay.

Nhận xét chung về giá trị của tác phẩm sống chết mặc bay.

a) Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú ” trước sinh mạng của người dân.

b) Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thicn tai và có thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.

c) Giá trị nghệ thuật: Vận  dụng thành công sự kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Có trình độ ngôn ngữ khá sinh động. Ngôn ngữ phần nào đã thể hiện cá tính nhân vật. Câu văn sáng gọn, sinh động.


WeagmaZoorm

0 chủ đề

23911 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0