Soạn bài rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Soạn bài rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành I. Bố cục Đoạn đầu: Hình ảnh rừng xà nu Phần chữ nhỏ: Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng. Còn lại: Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại. II. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Khúc ...
Soạn bài rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành I. Bố cục Đoạn đầu: Hình ảnh rừng xà nu Phần chữ nhỏ: Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng. Còn lại: Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại. II. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Khúc ca bi tráng về rừng xà nu. - Làng trong tầm đại bác đồn giặc… hầu hết đạn đại bác rơi vào ngọn đồi xà nu… hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương, ...
I. Bố cục
Đoạn đầu: Hình ảnh rừng xà nu
Phần chữ nhỏ: Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng.
Còn lại: Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Khúc ca bi tráng về rừng xà nu.
- Làng trong tầm đại bác đồn giặc… hầu hết đạn đại bác rơi vào ngọn đồi xà nu… hàng vạn cây xà nu không cây nào không bị thương, có những cây bị chặt đứng nagng nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão. Thật là một quang cảnh đau thương nhưng dữ dội, hùng tráng. Ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, từ sáng đến chiều thì bầm đen và đặc quện lại thàng từng cục máu lớn.
- > Với ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình, biện pháp nhân hóa, tác giả đã dựng lên khung cảnh cánh rừng bị đạn đại bác địch cày nát, gãy đổ, xơ xác, hoang tàn. Thiên nhiên đang mang trên mình vết thương chiến tranh đau đớn.
- > Cảnh đau thương của rừng ẩn dụ cho nỗi đau thương của dân làng: anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị địch đánh đến chết, Tnú bị thương…
- Nhưng từ cảnh đổ nát đau thương ấy, rừng xà nu vẫn ngời lên vẻ đẹp hoang sơ, nhựa xà nu là máu nhưng cũng là vàng: dưới nắng hè, vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra long lánh thơm ngào ngạt, thơm mỡ màng, từng luồng nắng thẳng tắp từ trên cao rọi xuống.
- > Tác giả gợi tả khung cảnh sống động, làm nổi bật vẻ đẹp rắn rỏi, man dại mà tráng lệ, huy hoàng; một vẻ đẹp đầy chất thơ của rừng thiêng.
- > Vẻ đẹp trên cũng mang tính ẩn dụ, dân làng trong đau thương, mất mát càng ngời lên vẻ bất khuất, trung kiên, gan góc và thủy chung.
- Nguyễn Trung Thành lại tiếp tục miêu tả khu rừng cận cảnh: cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây xà nu con mọc lên, ngọn xanh rờn. Những cây con mềm mại và khỏe mạnh, tươi tốt là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên hoang dã dù bị tàn phá nhưng vẫn xanh tươi, tràn trề nhựa sống. Đạn đại bác giặc có thể giết một hai cây chứ không thể giết chết rừng xà nu.
- > Rừng xà nu vẫn hiên ngang, rắn rỏi, hào hùng.
- > Hinh ảnh này ẩn dụ cho phẩm chất của dân làng: đau thương nhưng giàu sức quật khởi, tinh thần bất khuất vươn lên chiến đấu. Chi tiết này còn biểu tượng cho các thế hệ làng Xô Man: lớp này tiếp nối lớp khác, tiếp tục cuộc chiến đấu trường kì. Anh Quyết hi sinh thì đã có Tnú và Mai, Mai ngã xuống có Dít, bé Heng tiếp nối bước chân của Dít.
- Tác giả đã khẳng định ít có loại cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế, những ngọn cây hình mũi tên lao thẳng lên bầu tời đón lấy không khí trong lafh để ru mình trong vòng tay êm của trời xan.
- > Chi tiết này gợi vẻ đẹp hiên ngang, lớn mạnh của cây xà nu.
- > Và cũng là biểu tượng cho tâm hồn phóng khoáng; lòng ham sống, khát vọng sống tự do; cho tình yêu và một lòng nguyện theo Đảng, hướng về ánh sáng lí tưởng của dân làng Xô Man.
- Cuối đoạn một và kết thúc tác phẩm là một điệp khúc miêu tả hình ảnh cánh rừng xà nu bạt ngàn, bất tận đến hết tầm mắt cũng không thấy đươc gì ngoài những đồi xà nu tiếp tận chân trời.
- > Chi tiết này mở ra trước mắt người đọc một khu rừng rộng lớn bát ngát, gợi vẻ đẹp hùng vĩ, lớn lao của thiên nhiên Tây Nguyên.
- > Vẻ đẹp hùng tráng của rừng như ẩn dụ sức mạnh tiềm tàng, tính cách mạnh mẽ của dân làng Xô Man. Điệp khúc có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định sức mạnh vĩ đại của cộng đồng: bền vững và dài lâu. Sức mạnh của dân tộc chính là cơ sở của niềm tin chiến thắng. Do đó chi tiết lạc quan này thể hiện chất thơ lãng mạn trong thiên truyện. Tóm lại, trong đau thương, bị tàn phá rừng xà nu càng ngời lên vẻ đẹp, càng trào lên sức sống bất khuất. Do đó hình tượng này càng có vẻ đẹp hào hùng tráng lệ, mang đậm tính sử thi. Và qua thủ pháp liên tưởng so sánh, nhân hóa, nó còn là biểu tượng cho cuộc sống, phẩm chất, tính cách của dân làng Xô Man: đau thương nhưng anh dũng, giàu sức quật khởi, có sức sống mãnh liệt và lòng khát khao tự do. Ngoài ra, rừng xà nu còn là biểu tượng như một người bạn chiến đấu của dân làng: cứ thế hai, ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng.
• Hìn ảnh xà xu còn xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, luôn được đặt trong sự ứng chiếu với con người.
- Ở phần đầu, cây xà nu, rừng xà nu được so sánh nhân hóa như con người. Ở phần hai, đến lượt con người được so sánh với cây xà nu: ngực cụ Mết căng như một cây xà nu lớn còn vết thương của Tnú do giặc tra tấn ứa từng giọt máu đậm, từ sáng tới chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu.
- > Biện pháp so sánh này tạo nên sự hòa nhập, tương ứng giữa con người với thiên nhiên – một nét đẹp hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ với con người lớn lao. Chính sự hòa nhập này tạo ra chất thơ lãng mạn, vẻ đẹp hào hùng của tác phẩm.
- Hình ảnh xà nu gắn bó với dân làng hàng ngày từ bao đời nay. Nó hiện diện trong mọi sự kiện của đời sống, trong từng nhịp sống, dõi theo những biến cố, thăng trầm với bao chuyện buồn vui của dân làng, trở thành hình ảnh thân thuộc không thể thiếu: ngọn lửa xà nu trong mỗi bếp, trong đống lửa nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu làm bảng đen, dưới ánh đuốc xà nu nhân dân mài vũ khi đứng dậy…
- > Có thể nói, hình tượng xà nu là mô típ chủ đảo trong tác phẩm, dư âm của nó xuyên suốt tác phẩm. Sống gắn bó bền vững ngàn đời, lại có những phẩm chất cao quý nên nó là biểu tượng đẹp đẽ của dân làng Xô Man, giống như cây tre của người Việt. Chính vì thế mà truyện ngắn viết về cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man nhưng lại có nhan đề là Rừng xà nu.
Câu 2. Cảm hứng sử thi qua hệ thống hình tượng.
a. Cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man
Xung đột chính của truyện là xung đột giữa nhân dân cách mạng với kẻ thù Mĩ ngụy.
- Dưới sự kìm kẹp của bọn ác ôn, dân làng Xô Man sống trong những ngày đen tối, ngột ngạt, căng thẳng vì bị khủng bố: chúng treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan, đánh chết mạ con Mai. Nỗi đau thương, lòng căm thù tích tục dần và biến thành ý chí chiến đấu mạnh mẽ.
- Khi xung đột dâng lên đến đỉnh điểm, cao trào thì bùng nổ thành cuộc chiến đấu dữ dội ở cuối truyện. Đó là đêm bọn giặc đánh mẹ con Mai đến chết, Tnú – người cán bộ chỉ huy du kích cũng rơi vào tay giặc. Dưới sự chỉ đạo của cụ Mết, bằng vũ khí thô sơ, dân làng đã nổi dậy. Ngòi bút sử thi miêu tả cuộc chiến đấu hào hùng với những hình ảnh kì vĩ: ngàn tiếng thét vang lên dữ dội, tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào, ánh rựa vung lên sáng loáng, tiếng cồng chiêng vang lộng núi rừng. Đêm ấy cả rừng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng.
- > Bằng những hình ảnh kì vĩ, chi tiết hoành tránh, nhịp văn nhanh, tác giả đã miêu tả khí thế thần tốc, gợi lên không khí cuộc chiến đấu: khẩn trương, náo nức, dữ dội, quyết liệt, dựng lên tư thế hùng dũng, tràn đầy khí phách, ngời sáng sức mạn của tập thể dân làng. Trong thoát chốc bọn giặc nằm ngổn ngang dưới lưỡi giáo, mác của dân làng. Nhân dân đã tự đứng lên chiến đấu để giải phóng cuộc đời, chấm dứt giai đoạn đen tối, mở ra cuộc chiến đấu tường kì, tự chủ.
- > Đây là câu chuyện chiến đấu của dân làng, một sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến vấn đề sống còn của cộng đồng được kể với giọng văn hào hứng. Chủ đề của cốt truyện này là vấn đề cốt yếu của lịch sử và được kể lại với cảm hứng say mê ca ngợi nên mang đậm tính sử thi.
b. Các thế hệ anh hùng của làng Xô Man.
• Cụ Mết là nhân vật lịch sử.
- Cụ là biểu tượng sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống của người Strá.
+ Cụ có một cơ thể cường tráng như được hun đúc từ nguyên khí thiên nhiên.
+ Trí tuệ sắc sảo của cụ biểu hiện qua lời nói, nhiều câu như chân lí.
- Trong một tài liệu khác, tác giả bảo rằng: “Ông là lịch sử bao trùm”, gắn kết giữa quá khứ với hiện tại.
+ Vết thẹo bên má là chứng tích của một thời đánh Pháp hào hùng.
+ Trong cuộc chiến chống Mĩ hiện tại, cụ giữ vai trò cố vấn tham mưu nhưng khi cần thiết thì xông pha trận mạc không kém thanh niên. Trong trận đánh mở màn, ông là người tiên phong và giết thằng Dục dưới lưỡi giáo của mình.
- Cụ là người đại diện cho quần chúng cách mạng, là gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc.
- Và vai trò lịch sử của cụ Mết thể hiện rất rõ trong đêm đồng khởi và là người phát lệnh chiến tranh: “Thế là bắt đầu rồi… đốt lửa lên”. Chân lí đấu tranh cách mạng được cụ rút ra từ thực tiễn chiến đấu giản dị mà sâu sắc: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo.
Hình ảnh cụ Mết đứng chống giáo trên sàn nhà ưng, giọng vang vang trước đồng bào trở thành một biểu tượng lẫm liệt cho Tây Nguyên bất khuất, kiên trung.
Sơ kết: Cụ Mết đại diện cho sức mạnh, ý chí chiến đấu, trí tuệ và nguyện vọng của cộng đồng, là pho tượng sử sống của cộng đồng, có ý thức giữ gìn lịch sử và là người đại diện cho lịch sử nên nhân vật này mang đậm tính sử thi.
• Nhân vật Tnú.
- Thời niên thiếu:
+ Bố mẹ mất sớn nên Tnú trở thành đứa con chung của dân làng Xô Man. Tnú được cụ Mết dạy bảo từ nhỏ: Đảng còn thì núi nước này còn. Sớm được giác ngộ, tiếp bước cha anh, Tnú cùng Mai xung phong đi nuôi cán bộ.
- > Đây là việc làm mạo hiểm, vì anh Xút và bà Nhan đều bị giặc giết hại, dám đương đầu với công việc nguy hiểm là biểu hiện của tính cách gan góc, dũng cảm; việc làm này còn biểu hiện lòng nhiệt tình cách mạng, lòng thủy chung son sắt với Đảng.
+ Được anh Quyết dạy chữ, giận mình học chậm quá, Tnú đập bảng rồi bỏ ra bờ suối ngồi lì không về. Khi anh Quyết dỗ dành: phải học chữ, mơi làm cán bộ giỏi thì Tnú nghe ra liền dẹp bỏ tự ái và quyết tâm học tập. Trước đó, Tnú đã đi bộ ba ngày đường đến tận núi Ngọc Linh để lấy đá trắng về làm phấn.
- > Những hành vi ấy thể hiện tính cách mạnh mẽ, giàu nghị lực, lòng quyết tâm sắt đá, là người có chí hướng, giàu hoài bão.
+ Được tôi luyện và có tiến bộ nên anh Quyết tin tưởng giao nhiệm vụ cho Tnú làm giao liên. Tnú không bao giờ đi đường mòn mà cắt đường rừng đi, khi qua sông Tnú thường lỗi chỗ nước xiết, vì chỗ ấy bọn giặc ít phục kích. Tnú là đứa con của núi rừng nhanh nhẹn, mưu trí, dũng mãnh và gan góc.
+ Một lần vừa bơi qua suối, Tnú rơi vào tay giặc, đâng ngậm lá thư, Tnú nuốt nhanh vào bụng. Bị bọn giặc tra tấn tàn bạo nhưng Tnú vẫn một mực không khai nơi nuôi giấu cán bộ, lưng anh hằn những vết dao chém, Tnú vẫn khảng khái chỉ vào bụng và thách thức: ở đây này.
- > Trước mũi súng quân thù, Tnú là một chiến sĩ hiên ngang, kiên cường, bất khuất; ngời sáng một tấm lòng sắt son chung thủy, trung thành với Đảng, tinh thần sẵn sàng hi sinh vì cách mạng. Tính cách của Tnú được miêu tả trong quá trình phát triển. Mới đầu là cảm tình, được giác ngộ rồi tham gia cách mạng, dần dần Tnú nhanh chóng được tôi luyện thành người chiến sĩ trung kiên, anh dũng, quyết liệt, sẵn sàng đối mặt và vượt qua những thử thách, nguy hiểm. Ân tình chung thủy với Đảng, tin tưởng vào Đảng là những phẩm chất, tính cách đáng quý của người chiến sĩ này và có ý nghĩa tiêu biểu cho phẩm chất của cộng đồng người Strá.
- Tuổi trưởng thành.
+ Sau ba năm ở tù, Tnú vượt ngục Kon Tum về với làng và đã có một mái ấm gia đình hạnh phúc với Mai.
+ Nhưng thời gian sau bi kịch đã xảy ra, bọn giặc hung bạo đã giết mẹ con Mai. Trực tiếp chứng kiến cảnh ấy, lòng Tnú tan nát, nỗi đau thương ngút ngàn.
+ Tnú lần nữa rơi vào tay giặc, chúng tra tấn anh rất dã man: tẩm nhựa xà nu rồi đốt mười ngón tay.
- > Tnú thà hi sinh chứ không chịu đầu hàng, cắn răng chịu đựng đau đớn, mất mát chứ không để kẻ thù khuất phục. Hình tượng Tnú trước quân thù sừng sững hiên ngang, bất khuất như cây xà nu.
Cuộc đời Tnú là một khúc ca bi tráng. Số phận cuộc đời và tính cách của Tnú có y nghĩa tiêu biểu cho cộng đồng nên nhân vật này mang đậm tính sử thi.
- Những ngày rời làng đi chiến đấu.
+ Khi trở thành chiến sĩ giải phóng quân, anh đã đi tìm giặc mà đánh, quyết tâm tiêu diệt sạch giặc thù để rửa hờn cho vợ con, cho buôn làng. Trong một trận công đồn Tnú đã xông vào hầm giặc và xiết cổ thằng Dục bằng đôi bàn tay cụt ngón.
- > Tnú mang theo dòng máu quật khởi và lòng căm hờn của dân làng nên anh chiến đấu rất dũng cảm và lập nhiều chiến chông.
+ Tnú còn là một chiến sĩ có tinh thần kỉ luật cao, gương mẫu: trên cho phép về phép một đêm, Tnú ở đúng một đêm. Ý thức kỉ luật là vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ.
- > Sự trưởng thành của Tnú phản ánh cho từng bước trưởng thành đi lên trong phong trào đấu tranh cách mạng của người dân miền núi.
+ Những ngày ở đơn vị chiến đấu, Tnú luôn nhớ về buôn làng của mình, nhớ nhất là tiếng chày rộng rã chuyên cần của các chị, các mẹ người Strá. Anh yêu cái máng nước mát rượu nơi đầu làng… Ở xa về, mới đến đầu làng bước chân Tnú như riu lại vì hồi hộp, mừng rỡ, xúc động…
- > Tình yêu quê hương của Tnú rất bình dị nhưng thật đằm thắm, sâu nặng. Nỗi vui mừng của dân làng khi chào đón anh về thăm cũng là biểu hiện cảm động của tình bà con, bản làng.
- Khi khắc họa hình tượng nhân vật Tnú, tác giả chú ý miêu tả bàn tay. Đây là chi tiết chân thực, độc đáo. Ngoài đôi mắt, bàn tay là bộ phận quan trọng của cơ thể, nó có thể thuyết minh cho một cuộc đời: sung sướng hay gian nan, khỏe mạnh hay bệnh tật. Bàn tay Tnú mỗi lần được miêu tả là mang theo một ý nghĩa mới.
+ Bàn tay Tnú cầm đá đập và đầu là bàn tay gan góc, trung thực.
+ Bàn tay chỉ vào bụng đầy thách thức trước sự tra tấn của kẻ thù là bàn tay bất khuất, quả cảm, trung thành.
+ Bàn tay Tnú trong tay Mai là bàn tay yêu thương, tình nghĩa.
+ Bàn tay bị kẻ thù đốt cháy là bàn tay đau thương, căm hờn;
+ Bàn tay cụt ngón đã xiết cổ thằng Dục là bàn tay quả báo, bàn tay chiến công. Có thể nói, bàn tay Tnú đã khái quát được số phận cuộc đời, phẩm chất và tính cách của nhân vật.
Sơ kết: Tnú là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Qua nhân vật, nhà văn đã phản ánh được cuộc chiến đấu sôi động của đồng bào Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ và nhân vật đã góp phần thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng miền Nam: yêu quê hương, yêu giống nòi tha thiết; lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất, lòng quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ quê hương. Ngoài ra nhân vật Dít, bé Heng cũng có nét đẹp sử thi. Họ đại diện cho các thế hệ trẻ anh hùng nhanh chóng trưởng thành lớn mạnh như cây xà nu, thay thế lớp người đi trước, gánh vác nhiệm vụ lịch sử nối tiếp bước chân cha anh trong cuộc kháng chiến trường kì.
Câu 3. Đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.
- Hình thức trần thuật của truyện.
+ Truyện có cách tổ chức trần thuật hấp dẫn, hai cốt truyện được lồng vào nhau: chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng và chuyện chiến đấu cách đó ba năm. Đây là câu chuyện của một đời người được kể trong một đêm. Cốt truyện chính kể về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man được đẩy vào thời quá khứ. Nó được ghi nhớ trong hồi ức của cộng đồng, được soi chiếu bởi kỉ niệm, hoài niệm nên thật đẹp. Khi đẩy câu chuyện chiến đấu về thời quá khứ, tác giả đã tạo ra “khoảng cách sử thi” để cho người hôm nay ngưỡng mộ, chiêm bái câu chuyện lịch sử hào hùng và nhân vật anh hùng của cộng đồng.
+ Cách kể giống như cách kể “khan” (Trường ca) của đồng bào Tây Nguyên, bên bếp lửa chung, già làng kể cho đám con cháu nghe suốt đêm không chán. Không khí kể chuyện rất trang nghiêm, mọi người ngồi tại nhà ưng im lăng lắng nghe, không gian vọng lại tiếng suối rì rào xa xa. Thái độ và giọng kê của người kể rất trang trọng, như muốn truyền cho các thế hệ con cháu những trang sử của cộng đồng. Cách trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ trang trọng làm cho câu chuyện được kể càng mang đậm tính sử thi.
- Bút pháp sử thi, anh hùng ca còn được thể hiện qua việc miêu tả cảnh thiên nhiên rừng xà nu, cảnh chiến đấu và cách xây dựng hình tượng nhân vật chính.
III. Luyện tập
HS tự làm.