Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài,kết bài trong bài văn nghị luận trang 112 SGK Ngữ Văn 12
Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài,kết bài trong bài văn nghị luận trang 112 SGK Ngữ Văn 12 Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn, tạo ấn tượng tốt cho bàì viết, ở phần mở bài, người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ ...
Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài,kết bài trong bài văn nghị luận trang 112 SGK Ngữ Văn 12
Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn, tạo ấn tượng tốt cho bàì viết, ở phần mở bài, người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết.
SOẠN BÀI
I. MỞ BÀI, KẾT BÀI
1. Mở bài:
- Yêu cầu của mở bài:
Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn, tạo ấn tượng tốt cho bàì viết, ở phần mở bài, người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được đoạn mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.
- Cách mở bài: có hai cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: người viết nêu ngay vấn đề trọng tâm.
+ Mở bài gián tiếp: người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,... dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết.
2. Kết bài:
- Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà còn phải "mở ra" - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.
- Một số cách mở bài thường gặp:
+ Tóm tắt và nhận xét khái quát về nội dung tư tưởng đã trình bày trước đó của người viết. Đây là yêu cầu cơ bản nhẩt của kết bài và cũng là cách kết bài thông thường nhất. Tuy nhiên, hạn chế của cách kết bài này là ít tạo được dư ba trong lòng người đọc.
+ Khái quát nội dung và kêu gọi hành động.
+ Khái quát nội dung và đặt ra câu hỏi nhằm khơi gợi suy nghĩ và tình cảm của người đọc.
+ Khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao vấn đề đã được bàn bạc trong các phần trên.
II. HƯỚNG DẪN RÈN KĨ NĂNG
1. Luyện viết phần mở bài
a. Tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài:
"Phần tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân".
Cách mở bài:
- Đề bài cần trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân.
- Cách mở bài ở đoạn văn thứ ba (3): mở bài gián tiêp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài.
b. Phân tích cách mở bài (SGK)
* Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản
- Mở bài 1: Quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Mở bài 2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thanh Tâm.
- Mở bài 3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
* Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài:
- Cả ba mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn, sự chú ý của người hướng tới đề tài.
c. Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài.
- Hướng người đọc (người nghe) vào đề một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
2. Luyện viết phần kết bài
a. Tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật Ông lái đò trong bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
- Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
- Cách kết bài hai (2) phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc
b. Phân tích các kết bài (SGK, trang 115)
- Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.
- Kết bài 2: Ấn tượng đẹp đẽ không bao giờ phai nhòa về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.
c. Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
Yêu cầu của phần kết bài: Đáp án c (thông báo về phần kết bài của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, hướng dẫn, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn).
LUYỆN TẬP
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai phần mở bài (trang 116) trong bài nghị luận về tác phẩm Ông già và biển cả.
- Giống nhau: đều là những mở bài, nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần bàn luận.
- Khác nhau:
+ Mở bài 1: trực tiếp, ngắn gọn hơn, tuy nhiên ít cảm xúc hơn (cũng có nhược điểm là câu văn thiên về hướng tổng kết hơn là hướng mở).
+ Mở bài 2: gián tiếp, có cảm xúc nhưng lại dài dòng.
2. Tại sao phần mở và phần kết bài (câu 2, trang 117) lại chưa đạt yêu cầu? Hãy viết lại để những phần này hay hơn, phù hợp hơn.
a. Mở bài chua đạt yêu cầu vì chưa thông báo được vấn đề nghị luận, trong khi đó các thông báo phụ (tác giả, tác phẩm) lại dàn trải, chưa có trọng tâm.
- Viết lại phần này, HS nên rút gọn phần giới thiệu về Tô Hoài và các tác phẩm của ông. Phần giới thiệu nhân vật Mị không nên để lộ tất cả nội dung từ trước mà chỉ nên định hướng và phân tích kĩ ở phần thân bài.
b. Kết bài chưa đạt yêu cầu vì khái quát chưa đúng trọng tâm, cần nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật Mị, chứ không phải là phân tích nhân vật MỊ (mặc dù hai vấn đề có liên quan mật thiết). Ngoài ra cần đánh giá, mở rộng sâu sắc hơn.
- Viết lại kết bài cần lưu ý: Khái quát nhân vật MỊ là người thế nào? Điển hình cho tầng lớp nào? Đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị với vị trí của nhân vật trong chùm đề tài miền núi, đề tài người phụ nừ và trong nền văn xuôi Việt Nam hiện tại...
3. Hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn, theo các đồ trong SGK (Ngữ văn 12, tập 2, tr117).
HS tự rèn luyện bằng cách: với mỗi đề văn, viết 2 mở bài theo lối trực tiếp và gián tiếp, viết 1-2 kết bài theo các ý tống kết và đánh giá.
Trước khi viết, cần nghiên cứu kĩ mục ghi nhớ trong SGK và một số cách mở bài, kết bài trong sách tham khảo.