Soạn bài Quan Âm Thị Kính SBT Ngữ Văn 7 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 91 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống và dựa vào phần Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng để minh hoạ cho những đặc điểm ấy ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 91 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống và dựa vào phần Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng để minh hoạ cho những đặc điểm ấy
Bài tập
1. Hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống và dựa vào phần Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng để minh hoạ cho những đặc điểm ấy
2. Vì sao sân khấu chèo truyền thống còn được gọi là chèo sân đình ?
3. Hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ sau : hội long vân, giống phượng, giống công, tam tòng tứ đức, sắt cầm tịnh hảo.
4. Bài tập 8, trang 120, SGK.
5. Bài luyện tập 2, trang 121, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Để làm tốt bài tập này, cần đọc kĩ chú thích (★) trong SGK, trang 118.
Dưới đây là một số đặc điểm tiêu biểu của chèo ; cần dựa vào phần Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính và dựa vào trích đoạn được học để chứng minh cho những đặc điểm này :
- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- Chèo kể chuyện, diễn tích để nêu lên những bài học về đạo đức. Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực đạo đức để mọi người noi theo ; đồng thời châm biếm, phê phán mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
- Chèo có một số nhân vật truyền thống tiêu biểu như thư sinh, nữ chính, mụ ác, hề,...
- Sân khâu chèo có tính ước lệ và cách điệu cao. Điều này thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật hát, múa, hoá trang.
2. Chèo sân đình là tên gọi dân gian của sân khấu chèo. Vì sân khâu chèo rất đơn giản, chỉ là một tấm chiếu trải giữa sân đình, không có phông màn. Ngồi bao quanh chiếu là khán giả. Người diễn và khán giả gắn bó với nhau rất mật thiết. Người xem chèo có thể tham gia đối đáp với người diễn bằng tiếng "đế”, cũng có khi tham gia hát cùng người diễn.
3. Để làm bài tập này, cần đọc kĩ các chú thích trang 119 và 120, SGK. Ngoài ra, em có thể tra cứu các thành ngữ này trong các cuốn sách sau :
- Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Điển cố văn học, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.
- Nguyễn Thạch Giang, Từ điển văn học quốc âm, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001.
4. Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý :
a) Đọc kĩ lại phần cuối trích đoạn chèo Nỗi oan hại chồng, từ chỗ "Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa” (trang 117, SGK) đến hết trích đoạn (trang 118, SGK).
b) Phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật Thị Kính. Thị Kính đã có những cử chỉ gì ? Vì sao lại có những cử chỉ ấy ? Ngôn ngữ gắn với làn điệu hát của nhân vật thể hiện tâm trạng gì ?
c) Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử đi tu" (giả làm trai, đi tu) có cả mặt tích cực, cả mặt tiêu cực. Em hãy chỉ rõ điều này.
5. Trích đoạn Nổi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp và nỗi oan bi thảm, bế tắc của Thị Kính, cũng là của không ít phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Trích đoạn này còn phản ánh những đối lập giai cấp biểu hiện trong xung đột hôn nhân và gia đình thời phong kiến.
Thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực và không thể nào giãi bày được.
Sachbaitap.com