Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận
Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận Tiết 1: Gợi ý luyện tập Câu 1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận. - Nghị luận là thao tác tư duy nhằm diễn đạt những lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó cần phải làm sáng tỏ nhận thức và quan điểm (nghị luận văn học, nghị luận xã hội). - Chính luận ...
Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận Tiết 1: Gợi ý luyện tập Câu 1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận. - Nghị luận là thao tác tư duy nhằm diễn đạt những lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó cần phải làm sáng tỏ nhận thức và quan điểm (nghị luận văn học, nghị luận xã hội). - Chính luận là văn bản nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đáng phái, tổ chức chính trị hoặc của các nhà hoạt động chính trị, xã hội để thuyết phục người khác theo quan điểm của mình. ...
Tiết 1: Gợi ý luyện tập
Câu 1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.
- Nghị luận là thao tác tư duy nhằm diễn đạt những lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó cần phải làm sáng tỏ nhận thức và quan điểm (nghị luận văn học, nghị luận xã hội).
- Chính luận là văn bản nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đáng phái, tổ chức chính trị hoặc của các nhà hoạt động chính trị, xã hội để thuyết phục người khác theo quan điểm của mình.
Câu 2. Có thể khẳng định đoạn văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” thuộc phong cách chính luận. Vì:
- Đây là một đoạn trích trong bài viết của Hồ Chí Minh nhằm trình bày, đánh giá một vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Ngôn ngữ chính luận: từ ngữ chính trị (yêu nước, truyền thống, dân, Tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước…) câu văn là những nhận định, phán đoán.
- Lí trí kết hợp biểu cảm (từ ngữ giàu cảm xúc, truyền cảm: nồng nàn, quý báu, sôi nổi, làn sóng mạnh mẽ, lướt, nhấn chìm…)
Câu 3. Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh để chứng minh: lời văn trong bài văn giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
Gợi ý: Phân tích mặt diễn đạt của văn bản qua các luận điểm:
- Tình thế buộc ta phải kháng chiến: Ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng có ý đồ cướp nước ta.
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp (Từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc…).
- Niềm tin vào thắng lợi của quân dân ta.