Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp trang 9 SGK Văn 9
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp trang 9 SGK Văn 9 Trước khi kết luận thế nào là trang phục đẹp, bài viết đã nêu lên một vài hiện tượng ăn mặc không đẹp ...
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp trang 9 SGK Văn 9
Trước khi kết luận thế nào là trang phục đẹp, bài viết đã nêu lên một vài hiện tượng ăn mặc không đẹp
Đọc văn bản Trang phục và trả lời câu hỏi:
a) Trước khi kết luận thế nào là trang phục đẹp, bài viết đã nêu lên một vài hiện tượng ăn mặc không đẹp (mặc quần áo chỉnh tề mà đi chân đất hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mắt mọi người). Đây là cách vào bài theo lối phản đề: từ hiện tượng ăn mặc không đẹp tác giả nêu lên thế nào là ăn mặc đẹp.
Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích khi trình bày hay quy tắc ngầm khi ăn mặc mọi người phải tuân theo cho phù hợp với văn hóa xã hội: quy tắc: “Ăn cho mình, mặc cho người”, quy tắc: “Y phục xứng kì đức”. Dùng một hoặc hai đoạn để trình bày mỗi quy tắc. Tác giả nêu ra các cách ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh để chứng minh cho quy tắc: “Ấm cho mình, mặc cho người” (đi đám cưới không thể mặc lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn; ở trong hang sâu một mình cô gái không cần mặc váy xòe, váy ngắn, tô mắt xanh, môi đỏ,...).
Bài viết dùng nhiều lí lẽ để bàn luận cái đẹp của ăn mặc phù hợp hay không phù hợp hoàn cảnh chung và riêng, chứng minh cho quy tác “Y phục xứng kì đức"
b) Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những quy tắc ngầm” về trang phục; bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề, rút ra kết luận (thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp). Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoậc toàn bộ văn bản.