Soạn bài Ôn tập về tả cảnh
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và nói về vẻ đẹp cua cảnh trong các bức ảnh sau (SGK/44) Gợi ý: Bình minh trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) Mặt nước trên Vịnh êm lắng như mặt hồ. Trên ngọn của dãy núi xa, mặt trời hé mây tô lên nền một màu vàng đồng chói lọi. ...
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và nói về vẻ đẹp cua cảnh trong các bức ảnh sau (SGK/44) Gợi ý: Bình minh trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) Mặt nước trên Vịnh êm lắng như mặt hồ. Trên ngọn của dãy núi xa, mặt trời hé mây tô lên nền một màu vàng đồng chói lọi. Đêm trăng trên sông Hương (Huế) Ánh trăng như ngọn đèn cao áp soi rọi lên sông Hương tình mịch. Trong không gian trầm lắng ấy, hình ảnh cầu Tràng Tiền kẻ một đường trắng ...
SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát và nói về vẻ đẹp cua cảnh trong các bức ảnh sau (SGK/44)
Gợi ý:
Bình minh trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Mặt nước trên Vịnh êm lắng như mặt hồ. Trên ngọn của dãy núi xa, mặt trời hé mây tô lên nền một màu vàng đồng chói lọi.
Đêm trăng trên sông Hương (Huế)
Ánh trăng như ngọn đèn cao áp soi rọi lên sông Hương tình mịch. Trong không gian trầm lắng ấy, hình ảnh cầu Tràng Tiền kẻ một đường trắng bạc như sợi dây chuyền bạch kim vắt qua dòng sông tĩnh lặng, nên thơ trong đêm trăng đẹp.
Công viên văn hóa Đầm Sen (Thành phố Hồ Chí Minh)
Không khí vui chơi, tắm mát sôi nổi và náo nhiệt của các bạn trên những chiếc phao khiến Công viên văn hóa Đầm Sen trở thành một điểm du lịch không thể bỏ qua. Phía xa, hình anh Lạc Long Quân uy nghi, hùng vĩ tô điểm thêm vẻ đẹp cua thành phố.
2. Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:
a) Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em:
b) Tả một đêm trăng đẹp:
c) Tả trường em trước buổi học:
d) Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới (SGK/45, 46)
- Nêu tác dụng của dấu phẩy được dùng trong các đoạn văn trên.
M: Câu (1) - dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Gợi ý:
Dấu phẩy có 3 tác dụng:
1) Ngăn cách các vế trong câu ghép.
2) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
3) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Gợi ý:
a) Câu (2) - dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Câu (3) - dấu phẩy thứ nhất dùng đế ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, các dấu phẩy còn lại dùng để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ.
b) Câu (4) - dâu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu (5) - dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
2. a) Đọc mẩu chuyện vui “Anh chàng láu lỉnh” (SGK/46)
b) Trả lời câu hỏi trong bảng sau (SGK/47)
Gợi ý:
b)
Lời phê của xã |
Bò cày không được thịt |
1. Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chồ nào trong lời phê của cán bộ xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò? |
1. Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy. Bò cày không được, thịt. |
2. Lời phê trong đơn cần viết như thế nào đế anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng? |
2. Bò cày, không được thịt. |
3. Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng. Viết câu đã điền đúng dấu phẩy vào vở (SGK/47)
Gợi ý:
Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn (1960 - 1994) là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. Để có thế đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.
(Theo MỘT CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI)