Soạn bài ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) trang 157 SGK Văn 6
Soạn bài ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) trang 157 SGK Văn 6 Câu 2: Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên. ...
Soạn bài ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) trang 157 SGK Văn 6
Câu 2: Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên.
Câu 1: Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho các câu văn ở mục I.I SGK.
Trà lời:
Các dấu phẩy được đặt như sau:
a) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bổng biến thành một tráng sĩ.
b) Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ.
c) Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trút xuống.
Câu 2: Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên.
Trả lời:
Lí do đặt dấu phẩy trong các câu trên là:
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận của câu:
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
- Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
- Giữa các vế của câu ghép
Câu 3: Đọc các câu văn trong mục 1 .II SGK- tr 158 và đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó.
Trả lời:
Các dấu phẩy được đặt như sau:
a) Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng được.
b) Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cây làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én.
soanbailop6.com