Soạn bài Ôn tập văn nghị luận SBT Ngữ Văn 7 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 57 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Đối chiếu các văn bản nghị luận đã học với các tác phẩm tự sự và trữ tình để chỉ ra sự khác biệt cơ bản của văn nghị luận so với các thể loại khác. Bài tập 1. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 57 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Đối chiếu các văn bản nghị luận đã học với các tác phẩm tự sự và trữ tình để chỉ ra sự khác biệt cơ bản của văn nghị luận so với các thể loại khác.
Bài tập
Số TT |
Tên bài |
Tác giả |
Đề tài nghị luân |
Luận điểm chính |
Phương pháp lập luận |
|
|
|
|
|
|
2. Đối chiếu các văn bản nghị luận đã học với các tác phẩm tự sự và trữ tình để chỉ ra sự khác biệt cơ bản của văn nghị luận so với các thể loại khác.
3. Nêu tóm tắt những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
4. Chọn một câu tục ngữ trong Bài 19 để làm luận điểm nghị luận và lập dàn ý cho bài văn chứng minh câu tục ngữ ấy.
Gợi ý làm bài
STT |
Tên bài |
Tác giả |
Đề tài nghị luận |
Luận điếm chính |
Phương pháp lập luận |
1 |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Hồ Chí Minh |
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam |
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. |
Chứng minh |
2 |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
|
|
||
3 |
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
|
|
|
|
4 |
Ý nghĩa văn chương |
|
|
|
2. Các thể loại tự sự như truyện, kí đã sử dụng các phương thức miêu tả, kể là chính, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút, lại chủ yếu biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, chi tiết và âm thanh, nhịp điệu của ngôn ngữ. Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau. Các tác phẩm này có thể sử dụng hư cấu, tưởng tượng. Tác phẩm truyện thường có cốt truyện, nhân vật.
Khác với các thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng lí lẽ, luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, thuyết phục người đọc về mặt nhân thức. Văn nghị luận cũng có thể có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, chính xác.
3. Em cần đọc lại mục Ghi nhớ ở các bài 20, 21, 23, 24 để rút ra những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của từng bài.
4. Đọc lại các câu tục ngữ trong Bài 19, sau đó em có thể chọn một trong những câu sau :
- Không thầy đố mày làm nên.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đọc lại phần hướng dẫn về cách làm bài văn lập luận chứng minh (từ trang 48 đến trang 50, SGK) rồi lập dàn bài cho bài văn chứng minh câu tục ngữ đã chọn.
Sachbaitap.com