Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam
Bài 1 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau: Bài 2 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) a, Những điểm giống nhau Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại ...
Bài 1 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:
Bài 2 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Những điểm giống nhau
Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại
- Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người cùng thời với tác giả
- Chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường
- Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.
b, Những điểm khác nhau
- Thể loại: Nguyên Hồng viết thể hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn
- Nhân vật: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ. Nam Cao viết về ông lão nông dân, Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.
Bài 3 ( trang 104 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Trong tất cả những nhân vật văn học tôi thích nhất nhân vật lão Hạc vì nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão nông hiền lành đó thà chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để bảo toàn danh dự và nhân phẩm còn hơn tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão xót thương khi bất lực không lo nổi đám cưới cho con trai, lão khóc như con nít, tự dằn vặt mình chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào những đồng tiền để dành cho con… Chính xã hội thực dân phong kiến đã đẩy lão tới cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân hiền lành, chất phác, trong sạch và tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ …
Các bài soạn văn lớp 8 hay