Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian
Câu 1 + 4: Xem lại định nghĩa thể loại truyền thuyết ở bài Xem lại định nghĩa thể loại truyện cổ tích ở bài Xem lại định nghĩa thể loại truyện ngụ ngôn ở bài Xem lại định nghĩa thể loại truyện cười ở bài Câu 2: HS đọc lại các truyện dân ...
Câu 1 + 4:
Xem lại định nghĩa thể loại truyền thuyết ở bài
Xem lại định nghĩa thể loại truyện cổ tích ở bài
Xem lại định nghĩa thể loại truyện ngụ ngôn ở bài
Xem lại định nghĩa thể loại truyện cười ở bài
Câu 2: HS đọc lại các truyện dân gian trong SGK.
Câu 3:
STT | Truyền thuyết | Cổ tích | Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
---|---|---|---|---|
1 | Con Rồng cháu Tiên | Sọ dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
2 | Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới, áo mới |
3 | Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo | |
4 | Sơn Tinh Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | |
5 | Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
Câu 5: So sánh thể loại truyền thuyết và cổ tích
- Giống nhau:
Đều có những yếu tố kỳ ảo.
Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật.
- Khác nhau:
STT | Truyền thuyết | Cổ tích |
---|---|---|
1 | Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. | Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường. |
2 | Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. | Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác. |
3 | Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. | Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng. |
So sánh thể loại truyện ngụ ngôn và truyện cười
- GIống nhau: đều có yếu tố gây cười.
- Khác nhau:
Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
---|---|
Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. | Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. |
Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. | Mua vui, phê phán, châm biếm. |
Các bài soạn văn lớp 6 hay