Soạn bài: Ôn tập phần văn
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học: Tên tác phẩm Tác giả Cổng trường mở ra Lý Lan Mẹ tôi Edmondo Amixi Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Những câu hát về tình cảm gia ...
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học:
Tên tác phẩm | Tác giả |
---|---|
Cổng trường mở ra | Lý Lan |
Mẹ tôi | Edmondo Amixi |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài |
Những câu hát về tình cảm gia đình | Ca dao |
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người | Ca dao |
Những câu hát than thân | Ca dao |
Những câu hát châm biếm | Ca dao |
Sông núi nước Nam | Lý Thường Kiệt |
Phò giá về kinh Trần | Quang Khải |
Thiên trường vãn vọng | Trần Nhân Tông |
Bài ca Côn Sơn | Nguyễn Trãi |
Sau phút chia ly | Đoàn Thị Điểm |
Bánh trôi nước | Hồ Xuân Hương |
Qua đèo Ngang | Bà huyện Thanh Quan |
Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến |
Xa ngắm thác núi Lư | Lý Bạch |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Lý Bạch |
Hồi hương ngẫu hứng | Hạ Tri Chương |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Đỗ Phủ |
Cảnh khuya | Hồ Chí Minh |
Rằm tháng Giêng | Hồ Chí Minh |
Tiếng gà trưa | Xuân Quỳnh |
Một thức quà của lúa non Cốm | Thạch Lam |
Sài Gòn tôi yêu | Minh Hương |
Mùa xuân của tôi | Vũ Bằng |
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất | Tục ngữ |
Tục ngữ về con người và xã hội | Tục ngữ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Đặng Thai Mai |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng |
Ý nghĩa văn chương | Hoài Thanh |
Sống chết mặc bay | Phạm Duy Tốn |
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu | Nguyễn Ái Quốc |
Ca Huế trên sông Hương | Hà Ánh Minh |
Quan Âm Thị Kính | Chèo cổ |
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Các định nghĩa :
- Ca dao, dân ca : những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do nhân dân sáng tác, biểu diễn, truyền miệng.
- Tục ngữ : câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh đúc kết từ kinh nghiệm của nhân dân.
- Thơ trữ tình : thơ chứa đựng cảm xúc người viết, thường có vần, nhịp, cô đọng.
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Kết cấu khai-thừa-chuyển-hợp. Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Vần chân, liền, cách.
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật : 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. Nhịp 3/2 hoặc 2/3. Có thể gieo vần trắc.
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Cứ hai câu gộp lại tạo nên kết cấu đề-thực-luận-kết. Luật bằng trắc : nhất-tam-ngũ bất luận; nhị-tứ-lục phân minh. Câu 3-4, 5-6 phải đối nhau.
- Thơ lục bát : bắt nguồn từ ca dao, dân ca. Kết cấu từng cặp (6-8). Vần bằng, lưng, chân, liền. Luật bằng trắc : 2B-2T-6B-8B.
- Thơ song thất lục bát : kết hợp sáng tạo giữa thể thất ngôn Đường luật và thể lục bát, mỗi khổ 4 câu.
- Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật : Phép tương phản là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết đối lập nhau nhằm nhấn mạnh đối tượng. Phép tăng cấp là lần lượt đưa thêm chi tiết, chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, bộc lộ rõ hơn bản chất sự việc, đối tượng. Hai phép này thường đi kèm nhau.
Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Tình cảm thể hiện trong ca dao, dân ca : tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
- Thái độ thể hiện trong ca dao, dân ca : oán trách, phản kháng, phê phán, tố cáo.
Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên, sản xuất, kinh nghiệm sống. Tôn vinh, đề cao giá trị tốt đẹp con người.
Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện qua thơ trữ tình Việt Nam và Trung Quốc là :
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ý chí đánh giặc, tố cáo chiến tranh.
- Sự hòa hợp con người-thiên nhiên.
- Ca ngợi phẩm chất con người và tình cảm con người.
Câu 6 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Các văn bản văn xuôi (trừ văn nghị luận) :
STT | Nhan đề văn bản | Giá trị chính về nội dung | Giá trị chính về nghệ thuật |
1 | Cổng trường mở ra | Tình cảm mẹ và vai trò của nhà trường | Giọng biểu cảm, như nhật ký tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng |
2 | Mẹ tôi | Tình yêu, sự hi sinh của người mẹ. Tình mẫu tử thiêng liêng | Dưới hình thức một bức thư |
3 | Cuộc chia tay của những con búp bê | Tình cảm gia đình là vô cùng quý báu | lối tự sự rành mạch |
4 | Một thứ quà của lúa non : Cốm | Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa của một thứ quà giản dị | văn tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng |
5 | Sài Gòn tôi yêu | Nét đẹp Sài Gòn về thiên nhiên và con người | thể tùy bút tài hoa, khéo léo |
6 | Mùa xuân của tôi | Mùa xuân đặc trưng miền Bắc, Hà Nội nói riêng | có cảm xúc, cảm nhận tinh tế |
7 | Ca Huế trên sông Hương | Ca Huế – một vẻ đẹp của văn hóa | cách kể, tả đầy yêu mến, chân thực |
8 | Sống chết mặc bay | Lên án lũ quan vô trách nhiệm, tham lam, cũng chính là tố cáo xã hội phong kiến | nghệ thuật tương phản và tăng cấp |
9 | Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu | Vạch trần bộ mặt của bọn thực dân phản bội giai cấp; ca ngợi người cách mạng | giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, khắc họa nhân vật đặc sắc |
Câu 7* (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng) :
- Tiếng Việt phong phú về hệ thống nguyên âm (nguyên âm đơn : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y; nguyên âm kép : ai, ay, ao, …), phụ âm (phụ âm đơn : b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x; phụ âm kép : ch, nh, ng, ngh, … ), thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã, thanh).
- Giàu có về từ vựng, ngữ pháp : một nghĩa “ăn” mà có rất nhiều từ đồng nghĩa “ăn, xơi, chén, thưởng thức, đớp, hốc, …”
- Có lịch sử phát triển và khả năng thích ứng với thời đại : điều này thể hiện trong thực tế rằng đến nay tiếng Việt vẫn đang phát triển.
Câu 8* (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Những điểm chính về ý nghĩa văn chương (có dẫn chứng):
- “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” : Văn chương hay và đẹp nhờ bắt nguồn từ tâm hồn.
- Văn chương miêu tả và sáng tạo ra cuộc sống : “Sống chết mặc bay” là sự kể, tả chân thực xã hội phong kiến.
- Gây những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có : đọc Đức tính giản dị của Bác Hồ ta hiểu hơn về Bác, cho ta thêm tình yêu, kính mến Bác.
Câu 9* (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp giúp bổ trợ cho phần Văn. Đồng thời còn liên kết lí thuyết với thực hành.
Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :
Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.