Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn trang 151 SGK Ngữ Văn 8
Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn trang 151 SGK Ngữ Văn 8 Một văn bản nghĩa là một tác phẩm, một đơn vị ngôn từ được xác lập. Con số một ấy là sự hội tụ tất cả các yếu tố để trở thành một tập hợp, một chỉnh thể. ...
Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn trang 151 SGK Ngữ Văn 8
Một văn bản nghĩa là một tác phẩm, một đơn vị ngôn từ được xác lập. Con số một ấy là sự hội tụ tất cả các yếu tố để trở thành một tập hợp, một chỉnh thể.
1. - Một văn bản nghĩa là một tác phẩm, một đơn vị ngôn từ được xác lập. Con số một ấy là sự hội tụ tất cả các yếu tố để trở thành một tập hợp, một chỉnh thể. Ta gọi đây là chủ đề của văn bản.
Nếu văn bản không tập trung làm sáng rõ chủ đề, làm sáng tỏ đối tượng hoặc vấn đề được đề cập tới thì nó triệt tiêu ý nghĩa thông tin, thông báo tới người đọc
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở các mặt.
+ Tất cả các đơn vị ngôn ngữ chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
+ Về hình thức phải có nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần của văn bản phần gắn bó liên quan, các từ ngữ then chốt phải được lặp đi lặp lại...
2. Hoàn chỉnh đoạn văn
(1) Em rất thích đọc sách. Bởi vì, nhờ sách mà em biết được thế giới xung quanh mình có bao điều kì diệu. Được đắm mình vào những nỗi vui buồn của các nhân vật trong các trang văn xuôi, được ngậm nhạc trong miệng khi ngân nga một bài thơ hay, được khám phá tìm hiểu những loài sinh vật kì lạ dưới đáy đại dương... là một niềm đam mê hạnh phúc. Sách mở cho em những chân trời mới để thỏa mãn những cảm xúc của trái tim, để thỏa mãn những khát khao của trí tuệ. Nhờ sách mà em thuộc những bài thơ, giải những bài toán khó. Đọc sách là gặp gỡ được thầy giáo, bạn bè. Đọc sách thành thói quen sẽ cho ta tiếp nhận được rất nhiều trí khôn của nhân loại.
(2) Hoa phượng đã nở bung đỏ rực cả sân trường. Tiếng ve ngày một ngày hai còn lẻ tẻ bây giờ đã sôi ran khắp cả những vòm cây râm mát. Tiếng những con chim sẻ trên mái ngói, trong tán lá si rậm rạp lảnh lót thật vui tai. Hoa sen đă nở bung cánh đỏ, cánh trắng thơm ngào ngạt theo ngọn gió nồm rười rượi... Thiên nhiên đã vào hè. Sau một năm học miệt mài và đạt thành tích học sinh xuất sắc, em hớn hở ôm phần thưởng và giấy khen lên xe ngồi sau lưng ba mà đã thấy ánh mắt mừng vui của mẹ. Lại nghỉ hè rồi. Em sẽ về quê nội ở tận ngoài xứ Nghệ... Mùa hè thật hấp dẫn.
Cả hai đoạn văn đều có câu chủ đề (in đậm). Tất cả các câu chữ đều tập trung hướng tới hai vấn đề này.
Đoạn (1) câu chủ đề xuất hiện đầu tiên. Đây là đoạn văn được viết theo kiểu diễn dịch
Đoạn (2) câu chủ đề ở cuối. Nó là đoạn văn quy nạp
3. - Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì ta phải tóm tắt văn bản tự sự.
Chẳng hạn khi cần phát biểu về nhân vật Sơn Tinh thì ta cần tóm tắt truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh. Từ đó, ta mới có cơ sở tìm hiểu Sơn Tinh trong hệ thống của văn bản.
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự:
Đọc phần II. 1 và Ghi nhớ trang 61.
4.
- Trong thực tế khó mà tách yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự riêng biệt. Chúng thường đan xen với nhau.
- Các yếu tố miêu tả và tự sự luôn làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
5.
Khi (nói) viết một đoạn văn kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm thì chủ yếu chúng ta phải kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?...)
Trong khi kể, ta cần kết hợp miếu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả
6.
Tính chất đặc trưng của văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Lợi ích của nó là cung cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội.
- Các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời, sống hàng ngày là trình bày, giới thiệu, giải thích
7.
Học lại phần Ghi nhớ trang 128 SGK. Các em cần đọc kĩ những ví dụ về Phương pháp thuyết minh ở trong bài. Tự mình dùng một ví dụ tương đương để củng cố kiến thức đã học
8.
Đọc kĩ lại các bài Thuyết minh về một thứ đồ dùng. SGK trang 144. Thuyết minh một phương pháp SGK tập II trang 24 Thuyết minh một danh lam thắng cảnh SGK tập II. Trang 33 tìm hiểu thêm về loài động vật, thực vật (như chim bồ câu ở trong sách Sinh vật) một hiện tượng thiên nhiên như lốc xoáy, sét hòn của vật lí...
Chú ý đọc kĩ các văn bản được phân tích trong các bài ở SGK.
9. Hãy đọc lại phần Ghi nhớ (trang 19, tập hai, SGK Ngữ văn 7). Chú ý phần thứ hai:
“Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thái câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán.
Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục”
Sách giáo khoa đã chú ý các đặc điểm của luận điểm:
+ Nội dung + Hình thức
+ Ý nghĩa (thống nhất cả nội dung và hình thức)
+ Yêu cầu.
- Đọc kĩ lại bài: “Ôn tập về luận điểm”, SGK 8 - Tập hai - trang 73, 74, 75, 76. Chú ý phần Ghi nhớ.
+ Nội dung
+ Hình thức
+ Hệ thống (luận điểm chính - phụ)
+ Sắp xếp theo trình tự hợp lí, có sự phân biệt
- Đọc kĩ lại câu hỏi ở phần III trang 74. Từ hệ thống (1), em có thể nêu ví dụ và nói về tính chất của luận điểm.
Đọc kĩ các bài ở SGK Ngữ văn 8 tập hai - trang 95, 108, 113, 124. Chú ý các phần Ghi nhớ.
Đọc lại các bài ở SGK Ngữ văn 8, tập hai - Trang 133, 136, 140.