Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 7 tập 2
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ôn tập phần tập làm văn. Câu 1. Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một: ...
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ôn tập phần tập làm văn. Câu 1. Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
I. Về văn biểu cảm:
Câu 1. Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Mùa xuân của tôi
- Sài Gòn tôi yêu.
Câu 2. Chọn bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
Văn bản biểu cảm có những đặc điểm:
- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
- Về cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người…thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình.
Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người…nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình.
- Về bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ.
Câu 3. Yếu tố miêu tả có vai trò trong văn biểu cảm:
Để gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ , trong miêu tả thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Câu 4. Yếu tố tự sự có vai trò trong văn biểu cảm:
Tương tự như yếu tố miêu tả.
Câu 5. Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật…
Câu 6. Các phương tiện tu từ trong “Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi”:
Phương tiện tu từ. |
“Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi”: |
1. So sánh |
- Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà… - Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn. - Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai… |
2. Đối lập – tương phản. |
- Sài Gòn vẫn trẻ - Tôi thì đương già. - Tĩnh lặng mát dịu thanh sạch – náo động. - Mẹ - con, gái – trai… |
3. Câu cảm, hô ngữ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng. |
- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi. - Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu phố phường, yêu cả cái tĩnh lặng… - Tôi yêu sông xanh núi tím… |
4. Câu hỏi tu từ. |
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa... |
5. Điệp từ, ngữ, câu… |
- Sài Gòn vẫn trẻ, Sài Gòn cứ trẻ. - Tôi yêu, ai cấm được… |
6. Câu văn nhịp nhàng, dạt dào. |
- Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, …thơ mộng. - Bấy giờ, khi chào người lớn…hóm hỉnh. |
Câu 7.
1. Nội dung văn biểu cảm. |
- Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. |
2. Mục đích biểu cảm. |
- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết. |
3. Phương tiện biểu cảm. |
- Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ… |
Câu 8.
Mở bài |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát. |
Thân bài |
Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm. Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể. |
Kết bài |
Ấn tượng sâu đậm còn đọng lại trong lòng người viết. |
II. Về văn nghị luận:
Câu 1. Văn bản nghị luận học kì 2, lớp 7:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
Câu 2.
a. Nghị luận nói:
- Ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong cuộc hội họp, hội thảo…
- Ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn, luận án.
b. Nghị luận viết:
- Các bài xã luận, bình luận…
- Các luận văn, luận án
- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng…
Câu 3. Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận: luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận…
Yếu tố quan trọng nhất là lập luận.
Câu 4. Luận điểm là những bộ phận, khía cạnh, bình diện của luận đề.
Câu a và d là luận điểm.
Câu b chỉ là câu cảm thán
Câu c chưa rõ ý.
Câu 5.
- Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng nhưng còn cần lí lẽ, biết cách lập luận.
- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh cần tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm đồng thời cần làm rõ, phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đưa, thống kê hàng loạt.
Câu 6.
Hai đề tập làm văn trên giống nhau:
- Chung một luận đề.
- Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
Khác nhau:
Giải thích |
Chứng minh |
Vấn đề (giả thuyết) chưa rõ. |
Vấn đề (giả thuyết) đã rõ. |
Lí lẽ là chủ yếu |
Dẫn chứng là chủ yếu. |
Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào? |
Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào? |
zaidap.com