Soạn bài Nỗi thương mình (ngắn gọn) (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Câu 1: Bố cục đoạn trích: 4 câu đầu : Tình cảnh trớ trêu của Kiều. 8 câu tiếp : Niềm thương thân xót phận của Kiều. 8 câu cuối : Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã. Câu 2: - Bút pháp ước lệ được sử dụng với các hình ảnh ẩn dụ bướm lả ong lơi , lá gió cành chim, ...
Câu 1:
Bố cục đoạn trích:
4 câu đầu : Tình cảnh trớ trêu của Kiều.
8 câu tiếp : Niềm thương thân xót phận của Kiều.
8 câu cuối : Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã.
Câu 2:
- Bút pháp ước lệ được sử dụng với các hình ảnh ẩn dụ bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, hay điển tích, điển cố như Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần -> miêu tả chốn bụi trần dơ bẩn mà câu thơ vẫn trang nhã, không thô tục.
- Tác giả muốn giữ cho nhân vật của mình một chân dung thanh cao sáng ngời, không bị hòa tục với những bụi trần nhơ bẩn kia (thái độ trân trọng).
Câu 3:
Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng :
- Bướm lả >< ong lơi ; cuộc say >< trận cười ; sớm…>< tối… -> nhấn mạnh sự bẽ bàng của Kiều.
- Khi tỉnh rượu >< lúc tàn canh ; Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…; gió >< sương ; bướm chán >< ong chường ; mưa Sở >< mây Tần -> Đối lập giữa quá khứ êm đềm và hiện tại nghiệt ngã, Kiều đay nghiến cho thân phận mình.
Câu 4:
Văn học trung đại đề cao cái “ta” mà ít khi nói đến cái “tôi” cá nhân. “Nỗi thương mình” mang ý nghĩa mới mẻ về sự đột phá của cái “tôi. Đặc biệt lại là tiếng lòng của người phụ nữ phong kiến, một thân phận gắn với nhiều lễ giáo và bất công -> Một sắc thái mới về tự sự ý thức của con người cá nhân.
Câu 5:
Đoạn trích góp phần lí giải câu nói của Kim Trọng : “lấy hiếu làm trinh”, vì chữ “hiếu”, Kiều đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải đời đau khổ. Nhưng “Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của nàng vẫn thanh cao, không vẩn đục giữa dòng đời nhem nhuốc bụi trần. Nỗi thương mình là một đoạn trích diễn tả sự thanh cao ấy của Kiều trong chốn lầu xanh đầy bụi.
Zaidap.com