Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (ngắn gọn)
Câu 1: Tác giả phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần? Tác giả Trần Đình Hượu đã phân tích đặc điểm vốn văn hóa của dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể sau: - Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn ...
Câu 1: Tác giả phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Tác giả Trần Đình Hượu đã phân tích đặc điểm vốn văn hóa của dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể sau:
- Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học):
- Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn.
- Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải:
- Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt: vừa xinh, vừa khéo.
=> Có thể nói đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để tiếp tục phát huy những giá trị đó trong thời kì hiện đại.
Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này.
- Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện.
- Dẫn chứng:
+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn...
+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao…
+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác…
Câu 3. Những đặc điểm nào có thể xem là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc?
- Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hóa khác.
Câu 4. Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam? Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ trong nền văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
- Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo, tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc.
Câu 5. Nhận định: "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa" nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?
- Khi nhận xét: "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa", tác giả không hàm nghĩa khen hay chê, cũng không thiên về đánh giá tích cực hay tiêu cực.
- Giải nghĩa: sau khi nêu những điểm "không đặc sắc" (hạn chế) của văn hóa Việt Nam (không đồng nghĩa với việc "chê") tác giả lại khẳng định: "người Việt Nam có nền văn hóa của mình" (không đồng nghĩa với việc "khen"). Cách lập luận của tác giả không hề mâu thuẫn. Bởi theo tác giả, việc đi tìm cái riêng của văn hóa Việt Nam không nhất thiết phải gắn liền với việc phải chứng minh nhân dân, dân tộc Việt Nam không thua kém các dân tộc khác ở điểm mà thế giới đã thừa nhận là rất nổi bật ở các dân tộc ấy. Nỗ lực chứng minh như vậy là một nỗ lực vô vọng. - Hơn nữa tác giả quan niệm văn hóa là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố then chốt khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống riêng, quan niệm sống riêng, tác giả hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: người Việt Nam có nền văn hóa riêng.
Câu 6. Vì sao có thể khẳng định: "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó, mà còn trông cậy vào khả năng chiêm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị của văn hóa bên ngoài, về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". Hãy liên hệ với thực tế lịch sử và văn học Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề này.
a. Nội dung chính nhận xét này của tác giả Trần Đình Hượu là: Văn hóa Việt Nam cũng như mọi nền văn hóa khác, vừa là sản phẩm của dân tộc sáng tạo nên, vừa là sản phẩm chế tác, "đồng hóa" từ các yêu tố của nền văn hóa dân tộc khác.
b. Chứng minh
- Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác mà phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố.
- Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật.
- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.
- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hướng dẫn:
- Giải thích nghĩa của thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”.
- Những biểu hiện của truyền thống này trong thời đại xưa và nay?
- Những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.
+ Đã và đang được phát huy một cách tốt đẹp.
+ Có những hiện tượng lợi dụng, lạm dụng cần lên án và xóa bỏ.
Câu 2: Hướng dẫn: Có thể lựa chọn một trong những nét đẹp sau.
- Luộc bánh chưng: cả gia đình đoàn tụ quây quần thể hiện tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn.
- Đi chúc Tết: thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với người thân, bạn bè.
- Trồng cây ngày Tết: Do Bác Hồ phát động thể hiện mong muốn một năm mới nhiều may mắn, phát tài phát lộc,…
Những nét đẹp văn hóa trên đều là những truyền thống văn hóa cần được bảo tồn và phát huy.
Câu 3: Có thể lựa chọn: tụ tập rượu chè, đốt vàng mã, cúng bái,… Đây đều là những tàn dư phong kiến còn sót lại, là sản phẩm của thái độ chây lười, mê tín dị đoan có hại cho đời sống cá nhân, gia đình và toàn xã hội.