26/04/2018, 18:20

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

. Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này. ...

. Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này.

Lời giải chi tiết

1. Tác giả phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?

Trả lời:

Tác giả Trần Đình Hượu đã phân tích đặc điểm vốn văn hóa của dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể sau:

-  Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học):

+ Tôn giáo: Người Việt Nam không cuồn tín, không cực đoan mà dung hòa, tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.

+ Nước Việt và người Việt có sự giao lưu văn hóa lâu đời, sự tiếp xúc, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự tiếp nhận một cách có chọn lọc và biến đổi những tinh hoa văn hóa nước ngoài của người Việt.

+ Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có qui mô lớn, không mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường.

+ Âm nhạc, hội họa kiến trúc: đều không phát triển đến tuyệt kĩ... Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.

-   Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn.

+ Coi trọng đời sống hiện thế trần tục nhưng không bám lấy hiện thế, quá sợ hãi cái chết.

+ Không ca tụng trí tuệ mà coi trọng sự khôn khéo. Khôn khéo là: ăn đi trước, lội nước theo sau, bi thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.

+ Con người ưa chuộng của người Việt là con người hiền lành, tình nghĩa.

+ Coi sự giàu sang chỉ là tạm thời, cho nên không vì thế mà giành giật cho mình vì cũng không thể hưởng được thế.

+ Giao tiếp, ứng xử chuộng sự hợp tình, hợp lí.

-   Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải:

+ Người Việt mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh thản, thong thả.

+ Cách sống của người Việt là yên phận thủ thường.

+ Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.

-     Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt: vừa xinh, vừa khéo.

+ Người Việt không thích cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái huyền ảo.

+ Màu sắc ưa chuộng của người Việt là cái dịu dàng, thanh nhã.

2. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này.

Trả lời:

-   Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

-   Dẫn chứng:

+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn...

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe”: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...

+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quổc)...

3. Những đặc điểm nào có thể xem là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc.

Trả lời:

- Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.

- Nguyên nhân: ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc của dân tộc.

4. Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam? Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ trong nền văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.

Trả lời:

-   Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo, tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

-   Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát mà Nhà nho cũng không tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

-  Dẫn chứng trong văn học:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

b.

Thương thay thân phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp... là do ảnh hưởng của đạo Phật.

5. Nhận định: "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa" nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?

Trả lời:

Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa" nhằm nói lên tính tích cực, đồng thời nói lên tính hạn chế của văn hóa VN.

Tích cực:

   + Tính thiết thực:Khiến văn hóa VN gắn bó sâu sắc với cộng đồng.

   + Tính linh hoạt: khả năng tiếp biến nhiều giá trị văn hóa khác nhau để hình thành bản sắc.

   + Tính dung hòa: các giá trị văn hóa nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau.

Hạn chế: thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật.

6. Vì sao có thể khẳng định: "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó, mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị của văn hóa bên ngoài, về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". Hãy liên hệ với thực tế lịch sử và văn học Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề này.

Trả lời:

a. Nội dung chính nhận xét này của tác giả Trần Đình Hượu là: Văn hóa Việt Nam cũng như mọi nền văn hóa khác, vừa là sản phẩm của dân tộc sáng tạo nên, vừa là sản phẩm chê tác, "đồng hóa" từ các yêu tố của nền văn hóa dân tộc khác. Nói khác đi, văn hóa Việt Nam không tồn tại cô lập mà mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa của thế giới, nó là một bộ phận của văn hóa thế giới.

b. Chứng minh

-   Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Vì vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác. Bởi vậy phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố. Tuy nhiên, dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. Điều đó có thể thây rõ trong văn hóa.

-   Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật. Trong những trường hợp khác, người dân thường Việt Nam sẵn sàng có cách ứng xử khác: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" (tục ngữ).

-  Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. Chẳng hạn, theo Nho giáo, các chữ hiếu, tình là những quy định về đạo đức. Khi gặp mâu thuẫn người con phải hi sinh chịu tình cho chữ hiếu. Trong văn học cố Trung Quốc đã có nhiều tấm gương hi sinh như (nàng Bân, ả Tạ, cả nhân vật Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đều tự nguyện hi sinh chữ tình một cách "vui vẻ"), còn nàng Kiều của Nguyễn Du trong truyện Kiều thi không đơn giản như vậy, vì nàng quá nặng cả chữ hiếu lẫn chữ tình. Đó là sự tiếp thu văn hóa Nho giáo nhưng đã sáng tạo theo hướng "Việt hóa "

-   Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. Người đã tiếp thu tư tưởng nhân quyền và dân quyền, nhưng ngay trước đó, các tư tưởng lớn này đã được chế tác thành quyền độc lập, tự do của dân tộc, đó là sự tiếp thu trên tinh thần của tư tưởng yêu nước Việt Nam.

soanbailop6.com

0