01/06/2017, 11:11

Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý

SOẠN BÀI NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý A. YÊU CẦU - Hiểu được nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ trong câu, nghĩa hàm ý là nghĩa dươc suy ra từ nghĩa tường minh của câu, tức là nghĩa không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ trong câu. - Xác định được nghĩa tường minh và nghĩa ...

SOẠN BÀI NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý A. YÊU CẦU - Hiểu được nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ trong câu, nghĩa hàm ý là nghĩa dươc suy ra từ nghĩa tường minh của câu, tức là nghĩa không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ trong câu. - Xác định được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu. B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP I - Phần bài học Đọc đoạn văn trích (SGK trang 74, 75), trả lời câu hỏi. Câu hỏi 1. Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có ...

SOẠN BÀI NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

A. YÊU CẦU

- Hiểu được nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ trong câu, nghĩa hàm ý là nghĩa dươc suy ra từ nghĩa tường minh của câu, tức là nghĩa không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ trong câu.

- Xác định được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu.

B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I - Phần bài học

Đọc đoạn văn trích (SGK trang 74, 75), trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1. Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muôn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?

Gợi ý

Muốn hiếu anh thanh niên muốn nói điều gì, ta phải đặt câu nói đó trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. "Trời ơi, chí còn có năm phút!" là sự luyến tiếc của anh thanh niên khi phải chia tay hai người khách. Nhưng do ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm của mình, anh không dùng từ ngữ để nói ra điều đó.

Câu hỏi 2. Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?

Gợi ý

Câu nói thứ hai không chứa ẩn ý. Câu nói đưực hiểu theo nghĩa tường minh.

II - Phần luyện tập

Bài tập 1. Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết:

a) Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?

b) Tìm những từ ngừ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái dộ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa?

Gợi ý

a) Câu cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muôn chia tay anh thanh niên; "Nhà hoạ sĩ tặc lười đứng dậy".

b) Những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn:

- Mặt đỏ ửng (cô gái ngưựng ngùng).

- Nhận lại chiếc khăn (vì không khác được).

- Quay vội đi (cô gái quá ngượng, không muốn anh thanh niên biết tâm trạng thật của mình).

Qua các hình ảnh này có thể thấy cô gái đang bối rối đôn vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì cô "cố tình" để quên khăn làm kỉ vật, thế mà người thanh niên lại quá thật thà tưởng là cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.

Bài tập 2. Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoan trích sau đây (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, SGK, tập 1).

Gợi ý

Hàm ý của câu in đậm là: Sáng nay đi quá sớm nẽn hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.

Bài tập 3. Tìm câu chứa hàm ý ưong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà - SGK, tập 1).

Gợi ý

Câu ”Cơm chín rồi!" có chứa hàm ý đó là: bé Thu muốn mời ông Sáu vào nhà ăn cơm nhưng nó tránh tiếng "ba", không muốn gọi "Mời ba vô ăn cơm" nên mới phải nói như vậy.

Bài tập 4. Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ nguyộn ngắn Lừng của Kim Lân, SGK tập 1) cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vỉ sao?

Gợi ý

Nhừng câu in đậm ở đây không chứa hàm ý. Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn). Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang.

0