Soạn bài Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà
I/ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: - Nhà thơ muốn làm thằng Cuội, lên chơi cung trăng cùng với chị Hằng là vì ông buồn, chán cuộc sống nơi trần thế, thích làm bạn cùng gió, cùng mây. "Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi ! Trần thế em đây chán nửa rồi". - Nhà thơ nói chuyện muốn lên chơi trăng, nhưng ...
I/ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1:
- Nhà thơ muốn làm thằng Cuội, lên chơi cung trăng cùng với chị Hằng là vì ông buồn, chán cuộc sống nơi trần thế, thích làm bạn cùng gió, cùng mây. "Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi ! Trần thế em đây chán nửa rồi".
- Nhà thơ nói chuyện muốn lên chơi trăng, nhưng thực ra ông muốn giãi bày tâm sự của mình:
+ Cái buồn, chán ở đây là có thực trong tâm trạng của Tản Đà.
+ Khi đó cuộc sống có nhiều điều đáng buồn chán, nhất là đối với một tâm hồn thi sĩ như ông.
+ Đất nước không có chủ quyền, những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua, bon chen mà quên đi nỗi nhục mất nước.
+ Mặt khác, ông buồn vì mình là người tài hoa nhưng số phận nhiều rủi ro, lận đận trong đường đời.
+ Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.
Câu 2:
Tản Đà với cá tính sống mà dường như nằm giữa cõi mộng và cõi thực, giữa cái tỉnh và cái điên, không giống như một ai như thế. Từ lâu, ông đã được mệnh danh là một hồn thơ "ngông", vua ngông.
Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Cách lên trời cùng chị Hằng của Tản Đà cũng rất "ngông": chị Hằng ghì cành đa xuống, Tản Đà bám theo đó mà lên. Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị thể hiện sự tự tin của tác giả. Nếu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn.
Câu 3: Cái "ngông" của Tản Đà trong bài thơ này tập trung chủ yếu ở hai câu cuối:
"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười"
Ở đây, cái "cười" đầu tiên là vì ông đã rất vui, thỏa mãn ước mơi, đồng thời ông tự cho mình là người ở vị trí cao hơn tất cả, còn cuộc sống nơi trần thế chỉ là trần tục, thấp hèn, đáng cười. Ông cười tất cả.
Câu 4:
- Bài thơ Muốn làm thằng cuội là bài thơ độc đáo, thú vị, giọng thơ nhẹ nhành, thanh thoát, chơi vơi.
- Trí tưởng tượng lại phong phú, kì diệu. Chất mộng ảo, chất ngông thấm đẫm bài thơ.
- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ chính là sự tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn. Lời thơ giản dị, tự nhiên; giọng điệu khu than thở, khi thăm dò, khi cầu xin, khi đắc ý làm cho bài thơ vui, linh hoạt. Mạc dù vẫn tuân theo luật thơ Đường, nhưng đã chứa đứng một sự phóng túng thoải mái.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Trong thơ Đường, các cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 bắt buộc phải đối nhau.
Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ.
Câu 5 – 6: đối về ý là chính.
Câu 2:
- Ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy giàu nhạc điệu, tạo nên vẻ đài các, trang nhà rất chuẩn của thơ Đường. Nghệ thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ.
- Ơ bài thơ Muốn làm thằng Cuội ta thấy giai điệu thật nhẹ nhàng, thanh thoát, pha chú tình tứ hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần với những lời nói thường ngày. Vần luật vẫn chặt chẽ nhưng không còn là thứ trói buộc hồn thi sĩ, tâm sự cứ tự nhiên tuôn chảy như không hề câu nệ một khuôn sáo nào. Sức hấp dẫn bài thơ chính là ở đó.
Vẫn số câu, số chữ ấy, ý tứ vẫn hàm súc, chất chứa tâm trạng, nhưng nó không mực thước, trang trọng, đăng đối như bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Zaidap.com