25/04/2018, 19:48

Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 159 SGK Văn 7 – Văn 7...

Một thứ quà của lúa non: Cốm – Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 159 SGK Ngữ văn 7. Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào? 1: Bài tuỳ bút nói về cái ...

Một thứ quà của lúa non: Cốm – Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm trang 159 SGK Ngữ văn 7. Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

1: Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đốì tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính cua mồi đoạn là gì?

a. Bài tùy bút này nói về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc là cốm. Để nói về cốm, một thứ quà của lúa non tác giả đã sử dụng nhiều phương thức miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật hơn cả vẫn là yếu tố trữ tình là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của nhà văn.

b. Bài này có ba đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền vô ý”:

Giới thiệu cốm và sự hình thành hạt côm từ những tinh túy của thiên nhiên vẳ sự khéo léo của con người.

Đoạn 2: Từ “Cốm là thứ quà riêng biệt ”…đến “kín đáo và nhũn nhặn”:

Những giá trị đặc sắc của cốm và về mặt giá trị văn hóa của thứ quà này gắn liền với tục lệ Sêu tết.

Đoạn 3: Phần còn lại: Bình luận về sự thưởng thức cốm.

2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết:

Để mở đầu bài tùy bút viết về cốm, Thạch Lam dùng hình ảnh Cơn gió mùa hạ lươt qua vừng sen trẽn hồ,nhuần thấm cúi hương thơm của lá. Hương thơm ấy gợi nhớ đến hương vị của côm, một thứ quà đặc biệt của lúa non. Cách đưa vào bài của tác giả thật tự nhiên và gợi cảm. Trong đoạn này, Thạch Lam đã miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác bằng những từ ngữ đặc biệt là những tính từ chọn lọc. Nhà văn còn huy- động nhiều cảm giác để cảm nhận đối tượng nhất là khứu giác.”Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa uề của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Từng câu văn thật đẹp có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi.

3: Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết.

Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ.

Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cô”m với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu kền.”

4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?

Đoạn sau của bài văn bàn về sự thưởng thức côm, một thứ quà bình dị, mộc mạc chẳng chút cầu kì. Nhà văn đã có cách nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa đáng trân trọng khi nói về sự thưởng thức một món ăn ý vị sâu xa như cốm: “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy cái mùi thơm phức của lúa nước, của hoa cỏ dại ven bờ. Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc “

5. Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thướng thức côm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?
Cốm là thứ quả riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hượng vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quẽ nội cỏ An Nam”. Chỉ với câu văn đặc sắc này Thạch Lam đã khái quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt côm bình dị khiêm nhường.

6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số VD cụ thế trong bài văn đế chứng minh nhận xét đó

Bài văn này thể hiện nét đặc sắc của ngòi búi Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Có thể thấy điều này ngay ở đoạn dẫn nhập mở bài: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngủi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Thạch Lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ và kĩ lưỡng trong từng cảm xúc quan sát và nhận xét của mình. Trong đoạn văn này đã huy động nhiều cảm giác đặc biệt là khứu giác để cảm nhận cho hết hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa của lá sen và lúa non.

0