01/06/2017, 11:36

Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận I. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Câu 1. Nêu: - Đặc trưng của kịch: tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch. - Các kiểu loại kịch: + Bi kịch. + Hài kịch. + Chính ...

Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận I. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Câu 1. Nêu: - Đặc trưng của kịch: tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch. - Các kiểu loại kịch: + Bi kịch. + Hài kịch. + Chính kịch. (Các em xem thêm nội dung bài học để hiểu về các loại kịch đã nêu) - Yêu cầu về đọc kịch văn bản văn học: + Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn để hiểu ...

I. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi

Câu 1. Nêu:

- Đặc trưng của kịch: tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.

- Các kiểu loại kịch:

+ Bi kịch.

+ Hài kịch.

+ Chính kịch.

(Các em xem thêm nội dung bài học để hiểu về các loại kịch đã nêu)

- Yêu cầu về đọc kịch văn bản văn học:

+ Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn để hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích.

+ Chú ý lời thoại của các nhân vật (xác định quan hệ của các nhân vật, tính cách nhân vật).

+ Phân tích hành động kịch (làm nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện).

+ Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.

Câu 2. Tóm lược.

- Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.

- Các kiểu loại văn nghị luận:

+ Văn chính luận: luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hôi, triết học, đạo đức…

Ví dụ: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen)

+ Văn phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật.

Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

- Yêu cầu về đọc văn nghị luận:

+ Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm để hiểu ý nghĩa của vấn đề tác giả bàn luận.

+ Tóm lược được các luận điểm, mối quan hệ giữa các luận điểm.

+ Cảm nhận được thái độ, tình cảm của tác giả trong quá trình luận bàn.

+ Phân tích nghệ thuật nghị luận (lập luận, dẫn chứng, ngôn ngữ…)

+ Nêu khái quát giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm.

II. Luyện tập

Câu 1. Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (Trích kịch Rô-mê-ô Giu-li-ét của Sếch-xpia).

- Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm, thái độ khác nhau trước một vấn đề… xung đột có thể diễn ran gay trong lòng người.

- Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li-ét có xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên với mối hận thù giữa hai dòng họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm (hai người yêu nhau phải chết). Ở đoạn trích Tình yêu và thù hận xung đột này không gay gắt bằng những cảnh ở phần sau nhưng mối thù hận giữa hai dòng họ vẫn là sự cản trở lớn đối với tình yêu mới bắt đầu nhưng vô cùng mãnh liệt, thiết tha của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Câu 2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Thông báo về sự qua đời của Các Mác.

+ Đánh giá sự nghiệp của người quá cố.

+ Bày tỏ sự tiếc thương người đã khuất.

- Biện pháp lập luận theo lối kết cấu tầng bậc kết hợp so sánh làm nổi bật lầm vóc vĩ đại, vĩ nhân của mọi vĩ nhân của Các Mác.

- Giọng điệu tiếc thương và kính trọng.

0