27/04/2018, 16:20

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận SBT Ngữ Văn 8 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 85 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Các luận điểm mà em vừa giúp bạn xây dựng có nhất thiết phải được nói (viết) ra với một độ dài tương đương nhau, với lí do cần phải làm cho bài văn trở nên cân đối hay không ? Vì sao ? ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 85 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Các luận điểm mà em vừa giúp bạn xây dựng có nhất thiết phải được nói (viết) ra với một độ dài tương đương nhau, với lí do cần phải làm cho bài văn trở nên cân đối hay không ? Vì sao ?

Câu lạc bộ văn học của trường em tổ chức một buổi hội thảo về vân đề : Lòng yêu nước của thiếu niên học sinh trong thời đại hiện nay. Bạn em được phân công chuẩn bị một bài phát biểu để tham gia buổi sinh hoạt ấy.

1. Em hãy giúp bạn xây dựng hệ thống luận điểm của bài phát biểu đó bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây :

a) Có ý kiến cho rằng : Lòng yêu nước chỉ biểu hiện ở những người đã đến tuổi trưởng thành. Nói thế đúng hay không đúng ? Vì sao ?

b) Lòng yêu nước của thiếu niên, học sinh có hoàn toàn giống với lòng yêu nước của người lớn hay không ? Vì sao vậy ?

c) Trong hoàn cảnh hiện nay, để xây đắp lòng yêu nước, những HS còn nhỏ tuổi như chúng ta cần phải làm gì ?

Trả lời:

Bài phát biểu có thể được xây dựng trên cơ sở hệ thống luận điểm sau :

a) Lòng yêu nước đã có, luôn luôn có và rất cần phải có cả ở những người còn nhỏ tuổi.

b) Tuy nhiên, lòng yêu nước của thiếu niên, HS không thể hoàn toàn giống với lòng yêu nước của người lớn.

c) Trong hoàn cảnh hiện nay, để xây đắp lòng yêu nước, những HS còn nhỏ tuổi như chúng ta cần phải :

- Xác định đúng đắn trách nhiệm đối với đất nước (trong hiện tại và nhất là trong tương lai).

- Chăm chỉ học tập và học tập giỏi (cả các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội) để sẵn sàng phục vụ đất nước.

- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, khả năng lao động và sức khoẻ để trở thành con người toàn diện, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.

- Sống gắn bó với gia đình, với quê hương yêu dấu, với thiên nhiên đẹp đẽ, thân thương, với truyền thống văn hoá và với các phong trào xã hội đang diễn ra trên đất nước.

2. Các luận điểm mà em vừa giúp bạn xây dựng có nhất thiết phải được nói (viết) ra với một độ dài tương đương nhau, với lí do cần phải làm cho bài văn trở nên cân đối hay không ? Vì sao ?

Trả lời:

Không nên nghĩ rằng, có dành cho mỗi luận điểm một số dòng, số chữ xấp xỉ như nhau thì bài văn mới được coi là cân đối. Ngược lại, yêu cầu về sự cân đối của một bài văn đòi hỏi : luận điểm nào càng có tầm quan trọng đối với mục đích thuyết phục thì càng phải được trình bày cặn kẽ, kĩ càng.

3. Bạn em nghĩ rằng, muốn bài phát biểu của mình làm cho người nghe thấy thích thú và xúc động thì cần phải dùng thật nhiều lời lẽ to tát, hùng hồn, thật nhiều từ ngữ và câu biểu cảm. Chẳng hạn như :

- Nên dùng nhiều từ ngữ cảm thán như : ôi, biết bao nhiêu, xiết bao,...

- Nên dùng nhiều từ ngữ mang ý nghĩa hô hào, kêu gọi, như : hỡi, hãy,...

- Không nên dùng câu trần thuật mà nên chuyển thành câu cảm thán hoặc câu nghi vấn càng nhiều càng tốt.

Em có tán thành ý kiến đó không ?

Trả lời:

Cần xem kĩ lại bài học để nhận thấy rằng, trong việc biểu cảm, điều quan trọng nhất là sự chân thành. Việc lạm dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí: nếu nó tạo ra cảm giác về sự giả tạo hay nhàm chán.

4. Hãy viết ít nhất một đoạn văn để trình bày một trong những luận điểm của bài phát biểu trên, sao cho đoạn văn đó :

- Trình bày được luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Có những yếu tố biểu cảm được đưa vào một cách hợp lí và có tác dụng thuyết phục tình cảm của người nghe.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau :

Lòng yêu ngây thơ của con trẻ đối với nơi chôn rau cắt rốn bồi đắp thêm lên, nới rộng ra khi đứa trẻ biết quyến luyến người trong họ và bạn bè cùng làng, cùng phố; dần dần đứa trẻ hiểu mảnh đất nho nhỏ ấy là bộ phận của một nước có quốc dân, chính phủ, cùng một nguồn gốc, dòng máu, tiếng nói, cùng chung luật pháp và có nhiều phong tục giống nhau.

Nước ấy là Tổ quốc, là đất của ông cha ta đã khai phá, tô điểm, làm cho ngày thêm đẹp, thêm giàu,... lại đã bao phen đem xương máu ra bảo vệ chống với các cuộc xâm lăng và những người hiện sống bây giờ cũng vẫn sẵn sàng đem xương máu, mồ hôi ra xây dựng.

Ở trường, học sinh được học địa lí và lịch sử. Bản đồ, tranh ảnh, phim chiếu trên màn ảnh, các cuộc du lịch có hướng dẫn,... luôn luôn bày ra trước mắt các em nào sông ngòi đồng ruộng, núi non, biển cả, thành quách, đường giao thông, nào các nhà máy và tổ chức thương mại. Họ được xem, được nghe và ghi sâu trong kí ức quá trình tiến hoá của Tổ quốc, đồng bào.

Rồi lòng hồi hộp, thổn thức khi ôn lại các trang sử thời dĩ vãng đầy uất hận, đau thương, nhưng cũng phấn khích, hân hoan khi nhắc tới các giai đoạn quá khứ hào hùng, lớp thiếu niên nảy ra lòng yêu kính vô bờ đối với ông cha đã làm nên sự nghiệp vẻ vang, có lợi cho mình và có ích cho đời sau ; nghĩ tới ơn đức đó, những người trẻ tuổi sẽ náo nức muốn phụng sự, muốn hi sinh để xứng đáng với lớp người đi trước.

Tình yêu nước nảy nở phát sinh trong lòng những người nhỏ tuổi như thế đấy !

(Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm)

5. Mục II.3, trang 109, SGK.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau :

[...] Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng : tiếng suối và tiếng hát. Tưởng chừng cái im lặng của cảnh khuya bị phá vỡ. Té ra lại không. [...] Tiếng suối brong đêm khuya lại càng tăng thềm cái tĩnh mịch sâu lắng của cảnh khuya.

Tiếng suối rất trong ấy lại văng vẳng mơ hồ như một tiếng hát xa. [...] Đã nghe suối chảy thành lời hát, tiếng suối thành giọng người thì tiếng hát tất nhiên là đẹp, là hay, là êm dịu. Nhưng ở đây lại cần cái không gian im ắng ấy chở đến cho rừng núi cái đẹp, cái hay, cái êm dịu ấy. Tiếng hát như xuyên trùng trùng không gian vào đêm, và làm cho đêm đã sâu, độ lắng đã sâu lại càng sâu, càng lắng.

Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. [...] Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. [...] Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. [...] Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tìm người nghệ sĩ yêu đời yêu cuộc sống ?

(Theo Lê Trí Viễn, Những bài giảng chọn lọc)

Sachbaitap.com

0