25/04/2018, 13:16

Soạn bài Lượm; Mưa SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 42...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 42 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên như thế nào qua sự miêu tả của tác giả trong năm khổ thơ đầu bài Lượm ?. Soạn bài Lượm; Mưa SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 42 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 42 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên như thế nào qua sự miêu tả của tác giả trong năm khổ thơ đầu bài Lượm ?. Soạn bài Lượm; Mưa SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 42 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên như thế nào qua sự miêu tả của tác giả trong năm khổ thơ đầu bài Lượm ?

Bài tập

1. Hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên như thế nào qua sự miêu tả của tác giả trong năm khổ thơ đầu bài Lượm ?

Các thủ pháp nghệ thuật như thể thơ, nhịp điệu, từ láy đã góp phần vào sự thành công trong miêu tả hình ảnh Lượm như thế nào ?

2. Ở phần cuối bài thơ, sau khi đã miêu tả sự hi sinh của Lượm, vì sao tác giả lại viết: “Lượm ơi, còn không ?” và tiếp đó lại tái hiện hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên ?

3. Dựa vào bài thơ, em hãy viết một đoạn văn tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nêu cảm nghĩ của mình.

4. Thể thơ và nhịp điệu trong bài Mưa có gì đặc biệt và đã góp phần thể hiện nội dung bài thơ như thế nào ?

5. Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi trong bài Mưa. Hãy nêu một số trường hợp mà em thấy là đặc sắc và phân tích giá trị của phép nhân hoá trong những trường hợp ấy.

6. Giải thích ý nghĩa của hình ảnh con người “Đội sấm / Đội chớp / Đội cả trời mưa…” trong bốn câu thơ cuối của bài Mưa.

Gợi ý làm bài

1. Trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm, hình ảnh Lượm hiện lên rất sinh động, cụ thể và rõ nét qua các chi tiết miêu tả của tác giả. Em hãy tìm các chi tiết tả trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói của Lượm, vừa đúng là một chiến sĩ liên lạc thực thụ lại vẫn mang nét hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch của một chú bé.

Đoạn thơ với thể thơ bốn tiếng, nhịp nhanh, sử dụng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh…) góp phần thể hiện hình ảnh đáng yêu của Lượm – một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến.

2. Câu thơ “Lượm ơi, còn không ?” đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi của nhà thơ, vừa đau xót vừa ngỡ ngàng, không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khăng định : Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

3. Tham khảo đoạn văn sau :

Đọc bài thơ, hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên với dáng vẻ nhanh nhẹn, tháo vát, hồn nhiên, đáng mến. Lượm say mê tham gia kháng chiến, bất chấp nguy hiểm. Rồi một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường vàng nắng của chú chim chích trong buổi bình yên ! Lượm phải vượt qua nơi chiến sự ác liệt, đầy nguy hiểm. “Đạn bay vèo vèo” qua đầu nhưng Lượm không sợ. Cái bóng nhỏ bé của Lượm “Vụt qua mặt trận” để hoàn thành nhiệm vụ chuyển thư “Thượng khẩn”:

                                                           Ca lô chú bé

                                                           Nhấp nhô trên đồng…

Nhưng:

                                                          Bỗng loè chớp đỏ

                                                          Thôi rồi, Lượm ơi !

chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi thấm đẫm làn áo vải. Lượm đã ngã xuống nhưng trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười thanh thản, nụ cười ngây thơ và đáng yêu. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng ta.

4. Trong bài Mưa, thể thơ tự do với những câu thơ ngắn (từ một đến bốn chữ, phần lớn là hai chữ) và nhịp nhanh, dồn dập cùng những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng miêu tả cơn mưa rào mùa hè.

5. Một số trường hợp sử dụng phép nhân hoá có giá trị đặc sắc trong bài thơ : ông trời mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc.

Trong ba ví dụ đầu, hình ảnh nhân hoá đã tạo nên khung cảnh một cuộc chiến đấu với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương : Ông trời mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen phủ cả bầu trời. Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc, lay động mạnh trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến đi từng đàn vội vã và có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. Phép so sánh, nhân hoá ở đây vừa chính xác vừa độc đáo, lại phù hợp với không khí thời chiến (khi tác giả viết bài thơ này).

6. Hình ảnh trong bốn câu thơ cuối bài được tạo lập theo cách vừa tả thực vừa tượng trưng : Người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là đội sấm, chớp, đội cả trời mưa. Các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người không hề nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, mà có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

0