14/01/2018, 20:32

Soạn bài lớp 8: Viết bài tập làm văn số 6

Soạn bài lớp 8: Viết bài tập làm văn số 6 Soạn bài môn Ngữ văn lớp 8 học kì II được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp ...

Soạn bài lớp 8: Viết bài tập làm văn số 6

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình

Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 1: Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành

Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 3: Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 8
(làm tại lớp)

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?

II. GỢI Ý DÀN BÀI

Đề 1:

a) Mở bài.

  • Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.
  • Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn.

b) Thân bài.

Vai trò của Lí Công Uẩn:

  • Thẳng thắn và cặn kẽ chỉ ra những hạn chế của viẹc định đô lâu ở Hoa Lư.
  • Khẳng định việc dời đô là tuân theo "mệnh trời" - đó là một cái nhìn thấu suốt lịch sử bằng tài năng và bằng tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
  • Nhìn ra những thuận lợi mang tính dài lâu của nơi định đô mới.

Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

  • Phân tích mục đích viết bài hịch của Trần Quốc Tuấn.
  • Tác dụng của những lời khích lệ của người tướng quân đối với binh sĩ và với vận mệnh quốc gia.

c) Kết bài.

Khẳng định lại vai trò của các vị vua anh minh, của các vị tướng soái đối với vận mệnh của dân tộc.

Đề 2:

a) Mở bài.

  • Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
  • Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.

b) Thân bài.

Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?

Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?

  • Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
  • Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.

Tác dụng của việc học đi đôi với hành.

  • Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
  • Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.

Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phe phán thói học vẹt, học chay, lười học,...

c) Kết bài.

Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.

Đề 3:

a) Mở bài.

  • Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki.
  • Nêu ý nghĩa của câu nói.

b) Thân bài.

Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?

  • Sách lưu giữ tri thức của nhân loại hàng ngàn năm nay.
  • Sách là nguồn cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian.

Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?

  • Sách ở đây ý nói là sự học.
  • Cuộc sống luôn cần tri thức không chỉ để mở mang hiểu biết mà trước hết, nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính để tồn tại.
  • Cuộc sống càng phát triển, người ta càng cần phải học tập nhiều hơn.
  • Nêu những tác dụng của sách.

Bài học rút ra cho bản thân:

  • Phải yêu quý và trân trọng sách.
  • Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả.

c) Kết luận.

Khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta.

0