14/01/2018, 15:31

Soạn bài lớp 12: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Soạn bài lớp 12: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Soạn bài môn Ngữ văn lớp 12 học kì II Soạn bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn học sinh tham ...

Soạn bài lớp 12: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Soạn bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn học sinh tham khảo hiểu rõ thêm về giá trị văn học cũng như sự tiếp nhận văn học của học sinh để học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 12: Những đứa con trong gia đình

Soạn bài lớp 12: Chiếc thuyền ngoài xa

I. Giá trị văn học

* Giá trị văn học là gì?

GTVH là sản phẩm kết tinh từ quá trình sáng tạo văn học của nhà văn, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sống con người, tác động sâu sắc đến cuộc sống và con người.

Giá trị nhận thức:

* Cơ sở:

  • Là quá trình khám phá, lí giải hiện thực để chuyển hóa thành nội dung tác phẩm của nhà văn.
  • Do sự giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc.

* Nội dung:

  • Hiểu được cuộc sống hiện thực phong phú.
  • Hiểu đc bản chất của con người.
  • Hiểu bản thân mình hơn.

Giá trị giáo dục:

* Cơ sở:

Khách quan: Nhu cầu hướng thiện: Con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương giữa người với người (cho Vd).

Chủ quan: Do thái độ tư tưởng, tình cảm của nhà văn (cho Vd).

* Nội dung:

  • Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày 1 tốt đẹp hơn.
  • Có thái độ và lẽ sống đúng đắn. (Ví dụ).

* Đặc trưng của giá trị giáo dục của văn học: Văn học giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những htượg sinh động.

Giá trị thẩm mỹ:

* Cơ sở:

  • Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp
  • Nhà văn bằng tài năng đã thể hiện cái đẹp của cuộc sống, của con người vào trong tác phẩm của mình giúp người đọc cảm nhận, rung động.

* Nội dung:

  • Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người...)
  • Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.
  • Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm: kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.

=> Cả 3 giá trị văn học đều có mối quan hệ mật thiết.

II. Tiếp nhận văn học:

1. Tiếp nhận trong đời sống văn học:

a. Vai trò của tiếp nhận trong đời sống văn học: Mối quan hệ qua lại: Sáng tạo – Truyền bá – Tiếp nhận.

=> TNVH là một khâu quan trọng quyết định giá trị và sự tồn tại của TNVH.

b. Khái niệm TNVH:

TNVH là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

2. Tính chất tiếp nhận văn học:

TNVH là một quá trình giao tiếp giữa tác giả và người đọc. Trong quá trình giao tiếp cần chú ý các tính chất sau:

a. Tính chất cá thể hóa, tính chủ động tcực của người tiếp nhận.

b. Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học.

* Lưu ý: Dù có cách hiểu khác nhau nhưng cần đạt đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực của nó.

3. Các cấp độ tiếp nhận văn học

a. Có 3 cấp độ TNVH:

 Cấp độ thứ nhất: Tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

-> Cách tiếp nhận văn học đơn giản nhất nhưng phổ biến.

Cấp độ thứ hai: Qua nội dung tác phẩm để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Cấp độ thứ ba: Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:

  • Nâng cao trình độ
  • Tích lũy kinh nghiệm
  • Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
  • Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
  • Không nên suy diễn tùy tiện.
0