14/01/2018, 15:30

Soạn bài lớp 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn bài lớp 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận Soạn bài môn Ngữ văn lớp 11 học kì II Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. ...

Soạn bài lớp 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 2. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp hiểu rõ về ngôn ngữ chính luận để học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 11: Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác

Soạn bài lớp 11: Một thời đại trong thi ca

Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

1/ Tìm hiểu văn bản chính luận:

a. Văn bản chính luận:

  • Thời xưa: Hịch, cáo, chiếu, biểu...
  • Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo, tham luận...

b. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK)

* Đoạn trích: Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn, tuyên bố... nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại

* Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước

Trích đoạn mở đầu trong tác phẩm chính luận CMDTDCND Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Đoạn trích: Việt Nam đi tới -> Xã luận -> trên báo

Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của CM trong thời gian tới

2/ Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

a. Văn bản chính luận:

  • Ngôn ngữ chính luận còn được dùng trong các tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lí luận có quy mô khá lớn: SGK.
  • Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói.
  • Mục đích: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

b. Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:

  • Nghị luận: Dùng để chỉ một loại thao tác tư duy; Một loại văn bản một kiểu làm văn trong nhà trường.
  • Chính luận: Chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể, quan điểm chính trị...

c. Ngôn ngữ chính luận: Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các hội nghị hội thảo... nhằm trình bày bình luận đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hoá... theo một quan điểm chính trị nhất định.

BÀI TẬP PHẦN LÝ THUYẾT:

Bài tập 1: SGK

Bài tập 2: Chú ý các mặt hiểu hiện của phong cách chính luận trong đoạn văn:

  • Dùng nhiều từ ngữ chính trí.
  • Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 ở ví dụ trong SGK)
  • Thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của ND ta.
  • Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chế, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.

Bài tập 3:

  • Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu
  • Chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.
  • Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

1. Các phương tiện diễn đạt:

a. Về từ ngữ: Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, dân chủ...

b. Về ngữ pháp:

  • Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lí luận chặt chẽ. VD: SGK.
  • Câu phức thường dùng những từ ngữ liên kết như: Do vậy, bởi thế, cho nên... Cho lí luận được chặt chẽ.

c. Về biện pháp tu từ:

  • Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
  • Ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ đúng chỗ. Làm cho bài viết sinh động dễ hiểu, khắc sâu ấn tượng.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ chính luận:

a. Tính công khai về quan điểm

  • Ngôn ngữ chính luận không chỉ thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (người nói) một cách công khai dứt khoát, không che dấu, úp mở.
  • Từ ngữ phải được cân nhắc kỉ càng, đặt biệt những từ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị.

b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hoà, mạch lạc.

c. Tính truyền cảm, thuyết phục:

  • Giọng văn hùng hồn tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
  • Đối với ngưới nói (diễn thuyết, tranh luận) thì nghệ thuật hùng biện là điều quan trọng để truyền cảm, thuyết phục trong đó ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện cần thiết để hổ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.

* LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Các phép tu từ.

  • Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có... dùng ...
  • Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
  • Ngắt đoan câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.

Bài tập 2: Có thể nêu một số ý:

Luận cứ: Ở thời đỏêm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, là trụ cột, là người chủ tương lai của đất nước.

Các luận chứng:

  • Thế hệ thanh niên trong CMT8
  • Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
  • Thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.

Kết luận: Thanh niên phải học tập để xây dựng đất nước.

Bài tập 3: Có thể nêu một số ý:

a. Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực "Nhỏ bé" của mỗi người: Yêu người thân: cha, mẹ, ông, bà; Yêu làng quê và những kỉ niệm thời thơ ấu.

b.Tình cảm cụ thể và nhỏ bé nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi con người.

c. Yêu nước là phải bảo vệ xây dựng đất nước

0