03/06/2017, 22:58

Soạn bài lớp 10: Phú nhà nho vui cảnh nghèo

Soạn bài lớp 10: Phú nhà nho vui cảnh nghèo được trình trong tác phẩm Hàn nho phong vị phú của tác giả Nguyễn Công Trứ dưới đây được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt ...

Soạn bài lớp 10: Phú nhà nho vui cảnh nghèo được trình trong tác phẩm Hàn nho phong vị phú của tác giả Nguyễn Công Trứ dưới đây được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời làm quan của ông tuy lúc thăng lúc giáng thất thường, nhưng ông luôn vui vẻ, một lòng vì dân, vì n­ước.  Các sáng tác: 53 bài thơ Nôm luật Đường, 1 bài thơ chữ Hán, 1 bài phú Nôm, 21 câu đối Nôm, 8 câu đối Hán, 62 bài ca trù,… Nguyễn Công Trứ có vai trò đặc biệt trong thể thơ hát nói. Bài phú Hàn nho phong vị phú cũng là một sáng tạo đặc sắc của ông. “Thơ văn Nguyễn Công Trứ nhất là ca trù ngân lên một giọng điệu mới, phản ánh một khuynh hướng t­ư tưởng khác với tr­ước đó, tập trung vào một số chủ đề gắn bó với con người và cuộc đời tác giả.”
2. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú. Hàn nho phong vị phú thuộc loại luật phú, chú trọng đối, vần.
3. Qua miêu tả hết sức cặn kẽ cảnh nghèo, tác giả bộc lộ quan niệm về thú vui sống, thanh thản, nhàn nhã của một nhà nho tài tử.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Các vế sóng đôi, đối nhau, với những hình ảnh cường điệu, cực tả cái nghèo, thể hiện cái nhìn trào lộng, hóm hỉnh.
2. Ngôn ngữ văn xuôi, dân dã được sử dụng với mật độ dày: chém cha, nó, ấy ấy, đầu kèo, tr­ước sân, ống nứa, đầu gi­ường tre, thằng bé tri trô, rọi trứng gà bên vách, xoi hang chuột trong nhà, ngấp ngó, trong cũi, đầu giàn, lợn nằm gặm máng, chuột cậy khua niêu, vỗ bụng rau bình bịch, ngáy kho kho, áo vải thô nặng trịch, khăn lau giắt đỏ lòm,… Qua đó, cảnh nghèo của nhà nho được miêu tả sinh động, chân thực đến suồng sã.
3. Tác giả đã đặt vấn đề gì ở bốn vế đầu của đoạn trích?
Gợi ý: Ở bốn vế đầu, tác giả nói đến cái nghèo vừa như muốn vạch trần lại vừa như chữa “tội”, đùa giỡn. Thái độ tr­ước cái nghèo thể hiện ở bốn vế đầu được cụ thể hoá bằng việc tả cảnh nghèo và bộc lộ bản lĩnh sống, thái độ tr­ước cuộc sống nghèo khó của nhà nho ở 16 vế tiếp sau.
4. Nhận xét về cái nhìn của tác giả đối với cảnh nghèo.
 
Gợi ý: Nửa như ca thán, chán ngán cảnh nghèo, nửa như bông đùa, bất chấp cái khó khăn để tìm vui thú, tác giả đã có cái nhìn vừa hết sức thực tế đối với cuộc sống, xót xa tr­ước cảnh nghèo hèn vừa như bỡn cợt, “ngông”. Tác giả đứng ở t­ư thế của người trong cảnh nghèo, nếm trải mọi điều đồng thời cũng là người vượt lên trên hoàn cảnh, tìm lẽ tự tại cho mình.
 

0