12/01/2018, 17:38

Soạn bài Lợn cưới áo mới trang 126 SGK Văn 6

Soạn bài Lợn cưới áo mới trang 126 SGK Văn 6 Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta. ...

Soạn bài Lợn cưới áo mới trang 126 SGK Văn 6

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta.

Câu 1: Đọc truyện Lợn cưới, áo mới và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào về tính khoe của? Anh di tìm lợn khoe của trong tình huống nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao? Từ cưới (lợn cưới) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không?

Trả lời:

-   Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu. Đây là thói xâu, thường thây ở những người giàu, nhất là ở những người mới giàu, thích học đòi. Thói xấu này hay biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng, giao tiếp.

-  Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà có việc lớn (làm đám cưới), lợn để làm cỗ cho lễ cưới lại bị sổng mất. Nghĩa là anh khoe của ngay cả lúc việc nhà đang rất bận.

-    Lẽ ra, anh chỉ ần hỏi "Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?". Từ cưới (lợn cưới) không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và không phải là thông tin cần thiết.

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta.

Trả lời:

-  Anh có áo mới thích khoe của đến mức "đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen". Nghĩa là nôn nóng muốn, được khoe áo mới. Anh ta "đứng mãi từ sáng tới chiều", kiên nhẫn đợi người để khoe. Và khi chẳng thấy ai hỏi, anh ta "tức lắm".

-  Điệu bộ của anh áo mới khi trả lời anh mất lợn cũng hoàn toàn không phù hợp. Ngưòr ta hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy, anh lại "liền giơ ngay vạt áo ra".

-   Trong câu trả lời, lẽ ra, anh chỉ cần nói: "Tôi đứng đây suốt từ sáng đến giờ nhưng chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả", thì anh lại nói "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... Dùng điệu bộ "giơ vạt áo" ra chưa đủ, anh ta còn dùng cả ngôn ngữ để khoe. Đấy là yêu tố thừa trong câu trả lời nhưng lại là nội dung, mục đích thông báo của anh.

Câu 3: Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?

Trả lời:

Đọc truyện Lợn cưới áo mới ta cười vì:

-  Hành động ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của đều quá lố bịch.

-  Tác giả dân gian đã tạo ra được một cuộc ganh đua trong việc khoe của ở các nhân vật. “Anh áo mới" kiên nhẫn đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn suô't từ sáng đến chiều, đang tức tối, lại bị "anh lợn cưới" khoe của trước.

"Anh áo mới" tưởng thua nhưng đã không bỏ lỡ cơ hội "cả ngày có một lần", để khoe của trước "anh lợn cưới".

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới.

Trả lời:

Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Tính xấu ấy đã biến nhân vật thành trò cười cho mọi người.

0