Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận SBT Ngữ văn 10 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 72 SBT Ngữ văn 10 tập 2. Lớp anh (chị) có một số bạn hiền lành, nhút nhát. Khi bị kẻ khác bắt nạt, các bạn đó nhẫn nhục chịu đựng, lấy câu tục ngữ "Một sự nhịn, chín sự lành" làm phương châm xử thế. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 72 SBT Ngữ văn 10 tập 2. Lớp anh (chị) có một số bạn hiền lành, nhút nhát. Khi bị kẻ khác bắt nạt, các bạn đó nhẫn nhục chịu đựng, lấy câu tục ngữ "Một sự nhịn, chín sự lành" làm phương châm xử thế.
1. Bài tập 1, trang 91, SGK.
Sau đây là một đề làm văn :
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.".
Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào ?
Một bạn tìm được một số ý :
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy :
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.
Trả lời:
a) Cần bổ sung một số ý còn thiếu :
- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người.
- Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức.
b) Lập dàn ý cho bài văn :
- Mở bài :
+ Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Định hướng tư tưởng của bài viết.
- Thân bài :
+ Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.
- Kết bài : Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức.
2. Lớp anh (chị) có một số bạn hiền lành, nhút nhát. Khi bị kẻ khác bắt nạt, các bạn đó nhẫn nhục chịu đựng, lấy câu tục ngữ "Một sự nhịn, chín sự lành" làm phương châm xử thế.
Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ trên như thế nào cho đúng ?
Trả lời:
Tham khảo dàn ý sau :
(1) Mở bài :
- Tục ngữ xưa đã đúc kết nhiều bài học quý về cách xử thế. “Một sự nhịn, chín sự lành” là một trong những câu tục ngữ đó.
- Cần hiểu và vận dụng bài học đó vào cuộc sống.
(2) Thân bài :
- Tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.
Trong cuộc sống, nếu ta biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút (một sự nhịn) thì mọi sự sẽ yên ổn (chín sự lành).
- Mặt đúng của phương châm ứng xử nhường nhịn :
+ Trong giao tiếp, nhiều khi phải nín nhịn để tránh những va chạm không cần thiết.
+ Nhường nhịn giúp ta bình tĩnh, thận trọng khi nhìn nhận sự việc.
+ Trong quan hệ với mọi người, nhất là với người tốt, người thân, kẻ yếu, cần nhường nhịn.
- Mặt hạn chế của phương châm ứng xử nhường nhịn :
+ Bị áp bức mà nhịn nhục có nghĩa là đầu hàng, là hèn nhát.
+ Thấy người yếu bị bắt nạt, thấy người tốt, việc tốt bị cản trở mà không bênh vực là thiếu dũng khí.
+ Trước hành động phi pháp, gây hại cho tập thể mà không dám chống lại là nhu nhược.
- Nên vận dụng phương châm nhường nhịn như thế nào :
+ Mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có giới hạn, có nguyên tắc mới là phương châm xử thế đúng.
+ Nhường nhịn lẽ phải, người tốt, người thân nhưng phải kiên quyết chống lại kẻ ác, việc xấu.
(3) Kết bài:
- Tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân, nhưng không phải mọi lời khuyên đều có giá trị tuyệt đối.
- Cần vận dụng câu tục ngữ đúng lúc, đúng chỗ.
3. Có ý kiến cho rằng : "Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình".
Quan điểm của anh (chị) như thế nào ? Hãy lập dàn ý cho bài viết.
Trả lời:
Sau đây là một số ý lớn. Dựa vào đó, anh (chị) lập dàn ý chi tiết.
(1) Mở bài:
- Rừng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với môi trường, với cuộc sống của nhân loại.
- Dẫn ý kiến nêu trong đề bài (Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình).
(2) Thân bài:
- Tàn phá rừng là tàn phá nguồn tài nguyên phục vụ con người.
- Tàn phá rừng là tàn phá môi trường sống của nhiều loài động - thực vật.
- Tàn phá rừng là huỷ hoại môi trường trầm trọng.
(3) Kết bài:
- Tàn phá rừng là tự làm hại mình.
- Trách nhiệm bảo vệ rừng của mọi người.
4. Sau đây là một dàn bài cho bài văn nghị luận còn nhiều hạn chế. Anh (chị) hãy phân tích và sửa lại cho hoàn chỉnh.
Đề bài
Tục ngữ có câu :
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Có người cho đây là quan niệm thiển cận, hẹp hòi, đặc biệt là đối với thời kì hội nhập như hiện nay.
Ý kiến của anh (chị) như thế nào ?
Dàn bài
(1) Mở bài :
- Lòng tự hào về làng xóm, quê hương, đất nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Dẫn câu tục ngữ nêu trong đề bài.
- Trong thời kì hội nhập hiện nay, nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ đó như thế nào cho đúng ?
(2) Thân bài :
- Ý nghĩa của câu tục ngữ : giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Tính chất đúng đắn của lời khuyên trong câu tục ngữ.
+ Câu tục ngữ thể hiện được truyền thống yêu quý, trân trọng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
+ Chống lại tâm lí, thói đua đòi bắt chước các yếu tố ngoại lai.
- Bài học về việc kế thừa truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của thế giới.
(3) Kết bài :
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
Sachbaitap.com