12/01/2018, 17:40

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng trang 130 SGK Văn 6

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng trang 130 SGK Văn 6 Câu 2: Đọc truyện Lục sức tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo. ...

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng trang 130 SGK Văn 6

Câu 2: Đọc truyện Lục sức tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.

Câu 1. Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết người kể chuyện đã tưởng tượng ra những điều gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng?

Trả lời:

*   Tóm tắt truyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng nhiên, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng "lão chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không" rồi họ đồng tình phản đôi không làm việc cho lão Miệng chừa đi. Thế nhưng họ cảm thấy mệt rã rời, không đủ sức để hoạt động nữa. Lúc này họ mới nhận ra: nếu không có cho lão Miệng ăn thì mình cũng sẽ chẳng thể làm được việc gì vì lão Miệng có ăn thì Tay, Chân, Tai, Mắt mới khoẻ được. Năm người lại thân mật sống với nhau như xưa.

*  Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng. Chuyện chân, tay, tai, mắt chông lại cái miệng là hoàn toàn tưởng tượng.

*   Sự tưởng này dựa vào chi tiết có thật là: Các bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời nhau cũng như trong xã hội người ta phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.

Câu 2: Đọc truyện Lục sức tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.

-  Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?

-  Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?

-  Từ đó em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng?

Trả lời:

-  Trong truyện người ta đã tưởng tượng tượng ra:

+ Sáu con gia súc nói được tiếng người.

+ Sáu con gia súc kể công và kể khổ.

-   Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giông vật.

-   Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện tư tưởng: Các giông vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.

-  Kể chuyện tưởng tượng là người kể nghĩ ra truyện bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hoặc trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.

Truyện kể ra một phần phải dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

0