01/06/2017, 11:42

Soạn bài hội thoại

Soạn bài hội thoại I. Vai xã hội trong hội thoại Câu 1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới: - Người cô ở vai trên - Hồng là vai dưới. Câu 2. Cách xử sự của người cố đáng chê trách ở chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt ...

Soạn bài hội thoại I. Vai xã hội trong hội thoại Câu 1. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới: - Người cô ở vai trên - Hồng là vai dưới. Câu 2. Cách xử sự của người cố đáng chê trách ở chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ. 3. Những chi tiết cho thấy nhân vật Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để ...

 
I.             Vai xã hội trong hội thoại
 
Câu 1.    Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới:
 
-      Người cô ở vai trên
 
-      Hồng là vai dưới.
 
Câu 2.    Cách xử sự của người cố đáng chê trách ở chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ.
 
3.    Những chi tiết cho thấy nhân vật Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép.
 
-      Nhận ra tâm địa độc ác của cô, Hồng “cúi đầu không đáp”, “cười đáp lại cô”, “im lạng cúi đầu xuống đất”, “cười dài trong tiếng khóc”.
 
-      Hồng phải làm như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô. Vai xã hội là quan hệ trên – dưới trong gia đình, Hồng là phận làm cháu nên lời lẽ vẫn giữ được sự kính trọng với bà co của mình.
 
 
II.           Luyện tập
 
Tìm hiểu yếu tố biểm cảm trong văn nghị luận
 
Câu 1.      
 
-      Hịch tướng sĩvà Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
 
-      Tuy nhiên, Hịch tướng sĩ vàLời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn không phải là các bài văn biểu cảm. Vì các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên nghĩ và nên sống thế nào). Ở những văn bản nghị luận như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi.
 
-      Nhưng yếu tố biểu cảm lại giúp cho bài văn nghị luận trở nên hay hơn hẳn, được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng, nghĩa là có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản.
 
Câu 2.      
 
-      Yếu tố biểu cảm trong một bài văn nghị luận sẽ không được xem là có giá trị, là đặc sắc nếu nó làm cho mạch nghị luận của bài văn bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt đoạn, quẩn quanh.
 
-      Người làm văn nghị luận sẽ không thể biểu cảm với ai nếu bản thân mình không xúc cảm. Do đó, người làm bài phải thật sự có tình cảm với những điều mình nói (viết).
 
Những cảm xúc ấy lại chỉ truyền đến được người đọc (người nghe) môt khi người làm văn tìm ra cách biểu lộ bó bằng ngôn ngữ. Do đó, người làm bài phải tập cho ngày một thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm.
 
Mặt khác, tình cảm của người làm bài sẽ không được tiếp nhận khi người đọc (người nghe) chưa tin là nó chân thành. Do đó, người làm bài phải chú ý làm cho cả cảm xúc và sự diễn tả cảm xúc của mình đều chân thực.
0