Soạn bài Em yêu đường sắt quê em
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/48) - Hai em nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì? Ở đâu? - Tình huống trong tranh có gì nguy hiểm với hai em? Gợi ý: - Hai em nhỏ đang chơi chuyền thẻ ở trên đường ray xe lửa. - Hai em đang ...
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/48) - Hai em nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì? Ở đâu? - Tình huống trong tranh có gì nguy hiểm với hai em? Gợi ý: - Hai em nhỏ đang chơi chuyền thẻ ở trên đường ray xe lửa. - Hai em đang gặp nguy hiểm khi tàu hỏa đang đến gần. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Út Vịnh” (SGK/49) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: ...
SOẠN BÀI EM YÊU ĐƯỜNG SẮT QUÊ EM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/48)
- Hai em nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì? Ở đâu?
- Tình huống trong tranh có gì nguy hiểm với hai em?
Gợi ý:
- Hai em nhỏ đang chơi chuyền thẻ ở trên đường ray xe lửa.
- Hai em đang gặp nguy hiểm khi tàu hỏa đang đến gần.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn “Út Vịnh” (SGK/49)
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Đoạn đường sắt gần nhà Ut Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (Đọc đoạn 1)
2) Kể hai việc Út Vịnh đã làm để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt. (Đọc đoạn 2)
3) Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? (Đọc đoạn 3)
4) Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? (Đọc đoạn 3, 4)
Gợi ý:
1) Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray; lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
2) Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, Út Vịnh hương ứng phong trào Em yêu dường sắt quê em và thuyết phục được bạn Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
3) Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
4) Để cứu hai em nhò, Út Vịnh lao ra và la lớn có tàu hỏa đến. Nghe tiêng la, bé Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu còn bé Lan đứng ngay người khóc thét.
Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
6. Trả lời câu hỏi: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
Gợi ý:
Em học tập ở Út Vịnh ý thức chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông, sự dũng cảm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau? (SGK/51)
Gợi ý:
Dấu chấm và dấu phẩy
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.
(TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm)
3. Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em.
- Vào giờ ra chơi, sân trường như thế nào?
- Các bạn học sinh trong trường thường chơi những trò chơi gì?
- Em thường chơi trò chơi gì? Chơi với ai?...
Gợi ý:
Giờ ra chơi, sân trường nhộn nhịp và đông đúc.
Đa số các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Một góc sân khá rộng là nơi các em lớp Một, lớp Hai chơi lò cò. Em thường chơi cờ tướng trên bộ ghế đá của trường cùng các bạn trong nhóm. Đôi khi có thầy Tổng phụ trách tham gia thật là vui.
4. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn em vừa viết.
Gợi ý:
Trong đoạn văn trên có:
+ Câu 1: dấu phẩy dùng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
+ Câu 2: dấu phẩy dùng ngăn cách các vế câu ghép.
+ Câu 3: dấu phẩy dùng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
6. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng (SGK/52).
Gợi ý:
Tên cơ quan, đơn vị |
Bộ phận thứ nhất |
Bộ phận thứ hai |
Bộ phận thứ ba |
a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn |
Trường |
Tiểu học |
Bế Văn Đàn |
b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết |
Trường |
Trung học cơ sở |
Đoàn kết |
c) Công ty Dầu khí Biển Đông |
Công ty |
Dầu khí |
Biển Đông |
7. Viết vào vở tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng:
- Nhà hát tuổi trẻ
- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
- Trường mầm non Sao Mai
Gợi ý:
- Nhà hát Tuổi trẻ
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
- Trường Mầm non Sao Mai