05/02/2018, 10:05

Soạn bài Em bé thông minh lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Em bé thông minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Em bé thông minh lanh lợi đã lần lượt vượt qua những câu đố của viên quan, nhà vua và viên sứ thần Vừa qua các em đã được học rất nhiều truyện cổ tích với nhiều ý nghĩa khác nhau như: Sọ Dừa, ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Em bé thông minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Em bé thông minh lanh lợi đã lần lượt vượt qua những câu đố của viên quan, nhà vua và viên sứ thần Vừa qua các em đã được học rất nhiều truyện cổ tích với nhiều ý nghĩa khác nhau như: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Con Rồng cháu Tiên, …. Thì ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp một câu truyện cổ tích khác nằm trong chương trình Ngữ Văn 6 – đó là Em bé thông minh. Câu truyện cổ tích Em bé thông minh kể về một cậu bé tùy còn nhỏ tuổi nhưng tài trí thông minh, lanh lợi hạ gục được viên quan rất dễ dàng. Câu truyện được kể theo lối hài hước, dí dỏm nên dễ thu hút, lôi cuốn người đọc. Truyện cổ tích hài hước này mang ý nghĩa rất sâu sắc đó là trí tuệ của con người, mà đối tượng ở đây chính là những người lao động nghèo khổ. Bên cạnh đó cũng phê phán những tầng lớp thượng lưu ở thời kỳ phong kiến chỉ biết khinh bỉ, miệt thị những người nghèo khổ. Và để tìm hiểu chi tiết hơn về truyện Em bé thông minh, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn Em bé thông minh một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này? Trả lời: Những thử thách câu đó các em có thể bắt gặp rất nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam, chẳng hạn như truyện Sọ Dừa các em vừa mới được học. Với lối kể chuyển theo hình thức câu đó, truyện đã ngay lập tức thu hút người đọc, bên cạnh đó với lối kể như vậy cũng giúp cho truyện có hướng phát triển xây dựng tốt hơn, sâu hơn và tinh tế hơn. Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao? Trả lời: Tổng cộng, em bé đã vượt qua 4 lần thử thách câu đó của viên quan và nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy độ khó của từng câu hỏi tăng dần: - Lần 1: Viên quan hỏi đích danh 2 bố con môi ngày cày được bao nhiêu đường. - Lần 2: Nhà vua không chỉ đưa ra thử thách cho cậu bé, mà còn cho cả dân làng khi buộc phải nuổi trâu đực đẻ con. - Lần 3: Nhà vua muốn kiểm chứng lại sự thông minh của cậu bé khi làm sao mổ xé 1 con chim sẽ ra thành 3 đĩa thức ăn. - Lần 4: Câu đố cực kỳ hóc búa khi làm cách nào để đưa sợi chỉ xâu qua ruột ốc xoắn dài kia. Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào? Trả lời: Với mỗi câu đó, cậu bé đã không ngần ngại mà đưa ra những lời giải rất nhanh, nhưng lại hợp lý, không thể chối cãi.Với những lần 1, lần 2, lần 3, cậu bé đã thông minh khi đố lại nhà vua, viên quan thì câu thứ 4, cậu bé đã dùng kinh nghiệm dân gian để dạy cho viên sứ thần một bài học có thể là nhớ đời. Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh? Trả lời: Câu truyện cổ tích Em bé cổ tích đã mang đến một hơi hướng hơi khác so với một số truyện cổ tích khác, lối kể chuyện hài hước, dí dỏm giúp cho người đọc bị lôi cuốn. Bên cạnh đó, thông qua những lời đối đáp, truyện như thể hiện được sự tài trí, thông minh của những con người lao động nghèo khổ. Mặc dù có thể hoàn cảnh khó khăn, nhưng học thức thì họ không hề kém ai. Qua truyện cổ tích Em bé thông minh, các em có thể thấy được thời kỳ phong kiến xưa rất phân biết những kẻ giàu người ngheo, đặc biệt là về học thức. Tuy nhiên, những người dân lao động nghèo tuy khó khăn những cũng rất thông minh, lanh lợi. Hi vọng qua bài viết Soạn bài Em bé thông minh, các em đã nắm rõ hơn về câu truyện này, cũng như những giá trị do truyện mang lại. Chúc các em khỏe mạnh và có kểt quả học tập đáng mong đợi, Xem thêm: Soạn bài Chữa lỗi dùng từ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Em bé thông minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Em bé thông minh lanh lợi đã lần lượt vượt qua những câu đố của viên quan, nhà vua và viên sứ thần

Vừa qua các em đã được học rất nhiều truyện cổ tích với nhiều ý nghĩa khác nhau như: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Con Rồng cháu Tiên, …. Thì ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp một câu truyện cổ tích khác nằm trong chương trình Ngữ Văn 6 – đó là Em bé thông minh.

Câu truyện cổ tích Em bé thông minh kể về một cậu bé tùy còn nhỏ tuổi nhưng tài trí thông minh, lanh lợi hạ gục được viên quan rất dễ dàng. Câu truyện được kể theo lối hài hước, dí dỏm nên dễ thu hút, lôi cuốn người đọc. Truyện cổ tích hài hước này mang ý nghĩa rất sâu sắc đó là trí tuệ của con người, mà đối tượng ở đây chính là những người lao động nghèo khổ. Bên cạnh đó cũng phê phán những tầng lớp thượng lưu ở thời kỳ phong kiến chỉ biết khinh bỉ, miệt thị những người nghèo khổ.
Và để tìm hiểu chi tiết hơn về truyện Em bé thông minh, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn Em bé thông minh một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?
Trả lời:
Những thử thách câu đó các em có thể bắt gặp rất nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam, chẳng hạn như truyện Sọ Dừa các em vừa mới được học.
Với lối kể chuyển theo hình thức câu đó, truyện đã ngay lập tức thu hút người đọc, bên cạnh đó với lối kể như vậy cũng giúp cho truyện có hướng phát triển xây dựng tốt hơn, sâu hơn và tinh tế hơn.

Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Trả lời:
Tổng cộng, em bé đã vượt qua 4 lần thử thách câu đó của viên quan và nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy độ khó của từng câu hỏi tăng dần:
- Lần 1: Viên quan hỏi đích danh 2 bố con môi ngày cày được bao nhiêu đường.
- Lần 2: Nhà vua không chỉ đưa ra thử thách cho cậu bé, mà còn cho cả dân làng khi buộc phải nuổi trâu đực đẻ con.
- Lần 3: Nhà vua muốn kiểm chứng lại sự thông minh của cậu bé khi làm sao mổ xé 1 con chim sẽ ra thành 3 đĩa thức ăn.
- Lần 4: Câu đố cực kỳ hóc búa khi làm cách nào để đưa sợi chỉ xâu qua ruột ốc xoắn dài kia.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Trả lời:
Với mỗi câu đó, cậu bé đã không ngần ngại mà đưa ra những lời giải rất nhanh, nhưng lại hợp lý, không thể chối cãi.Với những lần 1, lần 2, lần 3, cậu bé đã thông minh khi đố lại nhà vua, viên quan thì câu thứ 4, cậu bé đã dùng kinh nghiệm dân gian để dạy cho viên sứ thần một bài học có thể là nhớ đời.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
Trả lời:
Câu truyện cổ tích Em bé cổ tích đã mang đến một hơi hướng hơi khác so với một số truyện cổ tích khác, lối kể chuyện hài hước, dí dỏm giúp cho người đọc bị lôi cuốn. Bên cạnh đó, thông qua những lời đối đáp, truyện như thể hiện được sự tài trí, thông minh của những con người lao động nghèo khổ. Mặc dù có thể hoàn cảnh khó khăn, nhưng học thức thì họ không hề kém ai.

Qua truyện cổ tích Em bé thông minh, các em có thể thấy được thời kỳ phong kiến xưa rất phân biết những kẻ giàu người ngheo, đặc biệt là về học thức. Tuy nhiên, những người dân lao động nghèo tuy khó khăn những cũng rất thông minh, lanh lợi.

Hi vọng qua bài viết Soạn bài Em bé thông minh, các em đã nắm rõ hơn về câu truyện này, cũng như những giá trị do truyện mang lại. Chúc các em khỏe mạnh và có kểt quả học tập đáng mong đợi,

Xem thêm:
0