27/04/2018, 16:14

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo SBT Ngữ văn 6 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 51 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Dựa vào chú thích (★) về định nghĩa truyện ngụ ngôn ở trang 100, SGK, hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của thể loại này. Bài tập 1. Dựa vào chú thích ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 51 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Dựa vào chú thích (★) về định nghĩa truyện ngụ ngôn ở trang 100, SGK, hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của thể loại này.

Bài tập

1. Dựa vào chú thích (★) về định nghĩa truyện ngụ ngôn ở trang 100, SGK, hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của thể loại này.

2. Bài tập 2*, trang 101, SGK.

3. Câu 3*, trang 107, SGK.

4. Câu 5, trang 107, SGK.

Gợi ý làm bài

1. Tham khảo bài tập 1, phần Gợi ý làm bài của Bài 1 trang 5-6 trong sách này.

2. a) Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ này trước hết dùng để chỉ những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp. Ví dụ :

- Tao ngồi đây như 'ếch ngồi đáy giếng", biết chiếc xà lan quỷ ấy nó nằm ngửa ra sao đâu. (Lâm Phương, Dứt điểm)

- Thì ra bấy lâu nay Tha như "ếch ngồi đáy giếng”, chả đi đến đâu, chả hiểu gì. (Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, Những người bạn gái)

b) Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói đến sự chủ quan, coi thường thực tế, rất dễ gặp thất bại, tai hoạ.

3. Việc tả các loại chuột trong truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo rất sinh động, sâu sắc :

- Trước hết là tả các loại chuột, làng chuột nói chung. Làng chuột được gọi là "làng dài răng" (tả rất trúng về mặt sinh học cũng như bản chất gặm nhấm, lục lọi của chuột) ; khi đồng thanh ưng thuận, cả làng "dẩu mõm, quật đuôi" : lúc sợ hãi thì "cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả". Tai không nhích như... chưa nghe thấy. Răng không nhe vì... sợ phải nói. Ở đây ta thấy thêm tài Việt hoá truyện của tác giả Nguyễn Văn Ngọc.

- Tả "vai" nào ra "vai" ấy với cách gọi từng loại chuột bằng tên gọi dân gian, kết hợp những câu ví của dân gian, cùng với lối chơi chữ (ông Cống, ông Đồ). Từng loại chuột ứng với từng hạng người bị ám chỉ (từ tên gọi đến bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách).

4. Để làm bài tập này, em cần đọc lại một lần truyện Đeo nhạc cho mèo, sau đó suy nghĩ về bài học mà truyện muốn nêu. Cuối cùng, em cần đọc phần Ghi nhớ, trang 108, SGK, để so sánh với những suy nghĩ của em và hiểu thêm ý nghĩa của truyện.

Sachbaitap.com

0