Soạn bài Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (trích) (ngắn gọn) - Nguyễn Đình Thi
1. Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người: - Quan hệ giữ thơ và tâm hồn con người : thơ – con người có tác động qua lại với nhau. + Ta nói trời hôm nay…. Muốn + Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước ...
- Quan hệ giữ thơ và tâm hồn con người : thơ – con người có tác động qua lại với nhau.
+ Ta nói trời hôm nay…. Muốn + Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.
+ Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống
- Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người :
+ Thơ là một thứ nhạc… tình ý.
+ Nhịp điệu thơ… sự xúc động
+ Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm.
2. Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến
- Hình ảnh thơ: “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”, ví như “những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắp trên đe” được thu lượm kết nên một bó sáng
- Tư tưởng trong thơ: “Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.
- Cảm xúc trong thơ: “Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn” “bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ”.
- Cái thực trong thơ: “là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước”.
3.- Sự khác biệt :
+ Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.
+ Ngôn ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn.
- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …
=> Quan niệm đúng đắn và tiến bộ. Ở thờ đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người.
4. Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:
+ Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
+ Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.
+ Từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
+ Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo.
5. Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, vì:
- Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ. Bất kì ở thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và thơ chính là chuyện đồng điệu của những tâm hồn.
- Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ vững giá trị.
- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi con có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca
Zaidap.com