Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn tập 2 bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Câu 1. Đọc ví dụ (SGK, trang 155) và trả lời câu hỏi: ...
Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn tập 2 bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Câu 1. Đọc ví dụ (SGK, trang 155) và trả lời câu hỏi:
III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU NGÔN TỪ PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Câu 1. Đọc ví dụ (SGK, trang 155) và trả lời câu hỏi:
a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm tương đồng. Đó là sự trang trọng nghiêm túc.
Ngoài sự tương đồng ở một điểm chung đó, giọng điệu của từng đoạn văn có những nét đặc trưng riêng biệt:
- Đoạn 1: có sự đanh thép, rắn rỏi, hùng hồn
- Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha thể hiện niềm yêu mến đối với nhà thơ.
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn trên là đối tượng nghị luận, nội dung nghị luận.
c.
- Đoạn 1: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội; sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.
- Đoạn 2: sử dụng những từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời; sử dụng kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp...
Câu 2. Đọc ví dụ (SGK, 156) và trả lời câu hỏi:
a. - Đoạn 1: Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh; sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp.
- Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ; sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.
b.
- Ở đoạn 1, việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “Nhưng” chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không!”, rất dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn. Câu đặc biệt “Hỡi đồng bào!” lại tạo giọng điệu hô – đáp rất tha thiết.
- Ở đoạn 2, việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh và sinh động, gợi cảm. Giọng văn rất uyển chuyển, tha thiết.
Câu 3: Từ những nội dung đã tìm hiểu, xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận:
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.
- Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước...
LUYỆN TẬP
Câu 1. Phân tích, làm rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận (SGK)
- Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, sử dụng nhiều từ ngữ chính trị về câu, điểm nổi bật là đoạn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhân mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu, ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết, thể hiện khả năng thuyết phục cao.
- Đoạn 2: Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa. Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu), tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu (rất Nguyễn Tuân), tài hoa, uyên bác, đầy biến hóa trong việc sử dụng ngôn từ qua đó thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nhà thơ Tú Xương.
- Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh đế làm nổi bật những điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm... của Kiều và Từ Hải. Vì vậy, đoạn văn vẫn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản. Người viết cũng sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nếu Kiều... thì Từ). Đoạn văn vì thế mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối, thể hiện sự tương phản sóng đôi giữa hai nhân vật.
Câu 2. Chọn một đoạn các đề tài (SGK, trang 158) để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng diệu phù hợp
Cả ba vấn đề nêu ra là những vấn đề nghị luận xã hội.
- Sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh sáo rỗng, cầu kì, tránh dùng khẩu ngữ.
- Viết chuẩn câu, không sai ngữ pháp. Lựa chọn kiểu câu phù hợp: câu kế, câu cảm, câu hỏi...
- Lựa chọn giọng điệu phù hợp: giàu cảm xúc hay lạnh lùng nhưng giàu chất suy tư (có suy nghĩ đúng và sâu)?
- Có thể sử dụng các biện pháp tu từ để tăng tính biểu cảm và sức hấp dẫn.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
soanbailop6.com