13/01/2018, 00:16

Soạn bài Đi bộ ngao du trang 98 SGK Ngữ Văn 8

Soạn bài Đi bộ ngao du trang 98 SGK Ngữ Văn 8 Lập luận chính ở đoạn thứ nhất: đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai ...

Soạn bài Đi bộ ngao du trang 98 SGK Ngữ Văn 8

Lập luận chính ở đoạn thứ nhất: đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai

1. - Lập luận chính ở đoạn thứ nhất: đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (gã phu trạm), bất cứ cái gi (giờ giấc, xe ngựa, đường sá...)

-       Sang đoạn thứ hai, lập luận chính: đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.

-       Đến đoạn cuối, lập luận chính của Ru-xô là đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ.

Từ ba lập luận chính ấy thứ đề xuất một cái nhan đề cho bài văn nghị luận này chính xác hơn cái nhan đề có phần chung chung: “Đi bộ ngao du. Phải chăng nhan đề đó có thế là “Lợi ích của đi bộ ngao du”?

2. Trật tự sắp xếp luận điểm là hợp lý.

-   Đối với Ru-xô tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu ý). Suốt đời ông lại đấu tranh cho tự do chống lại chế độ phong kiến (dẫn chứng lấy ở mục Những điều cần lưu y).

-       Ru-xô lại là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.

3. Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung, tác giả xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông.

Cũng có chỗ nữưng trải nghiệm của cái "tôi" riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi.

Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng (gắn với "ta”) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (gắn với “tôi" nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động.

4.    Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên (núi sông, đồng ruộng, cây cối, hoa lá - không thấy ông nói đến các loài vật).

=> Đây là bóng dáng tinh thần của Ru-xô. Bóng dáng ấy hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du và đó là nét đặc biệt của bài văn nghị luận này.

0