Soạn bài: Dấu ngặc đơn và dấu hai chấm
Dấu ngoặc đơn - Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích dùng để đánh dấu phần chú thích : giải thích, thuyết minh, bổ sung. - Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản không thay đổi. Dấu hai chấm a. Dấu hai chấm báo trước lời đối thoại. b. ...
Dấu ngoặc đơn
- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích dùng để đánh dấu phần chú thích : giải thích, thuyết minh, bổ sung.
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản không thay đổi.
Dấu hai chấm
a. Dấu hai chấm báo trước lời đối thoại.
b. Dấu hai chấm báo trước lời dẫn trực tiếp.
c. Dấu hai chấm báo trước sự xuất hiện của phần giải thích.
Luyện tập
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công dụng dấu ngoặc đơn :
a. Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích (a) đều đánh dấu cho những phần giải thích nghĩa các từ Hán Việt.
b. Đánh dấu phần giải thích, bổ sung nghĩa cho thông tin chiều dài 2290m của cầu.
c.
– Đánh dấu phần bổ sung thêm : người viết (người nói)
- Bổ sung ý nghĩa giải thích : phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,… )
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công dụng dấu hai chấm trong các đoạn trích :
a. Báo trước phần giải thích cho thách nặng quá.
b.
– Đưa ra lời đối thoại trực tiếp (-Thôi tôi ốm yếu …)
- Báo hiệu phần giải thích (khuyên anh : ở đời mà có …).
c. Báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói.
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai dấu hai chấm trong đoạn trích có thể bỏ hoặc không. Chúng có tác dụng nhấn mạnh thêm phần ở sau.
Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Có thể thay nhưng ý nghĩa cơ bản của câu sẽ thay đổi.
- Nếu viết lại Động Phong Nha gồm : Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm. Vì câu sẽ thiếu nghĩa.
Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Bạn đó chép dấu ngoặc đơn sai, vì thiếu dấu đóng ngoặc.
- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn cũng là một phần của câu.
Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn văn tham khảo :
Hạn chế gia tăng dân số là một vấn đề quan trọng và cấp thiết với nhân loại. Tỉ lệ gia tăng dân số của một số nước châu Phi (Nê-pan, Ru-an-da,…) ở mức cao so với thế giới, đó là những nước kém phát triển. Dân số tăng nhanh gây ra nhiều hệ lụy với gia đình, xã hội : kinh tế kém phát triển, sức khỏe người mẹ giảm sút, trẻ em ít được quan tâm dễ xảy ra nhiều tệ nạn,…
Tham khảo thêm một số bài soạn văn 8 hay :
Loạt bài Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.