01/06/2017, 11:54

Soạn bài Đất nước mùa thu

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI ĐẤT NƯỚC MÙA THU A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/148) - Tranh vẽ những gì? - Những cảnh trong tranh về những vùng nào của đất nước? Gợi ý: - Tranh vẽ nhà cửa, ruộng vườn, núi non, sông hồ, biển cả, con người và loài vật. - Những cảnh trong tranh ...

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI ĐẤT NƯỚC MÙA THU A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/148) - Tranh vẽ những gì? - Những cảnh trong tranh về những vùng nào của đất nước? Gợi ý: - Tranh vẽ nhà cửa, ruộng vườn, núi non, sông hồ, biển cả, con người và loài vật. - Những cảnh trong tranh vẽ vùng trời, vùng biển, vùng đồi núi, cao nguyên, đồng bằng của đất nước. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Đất nước (trích)” (SGK/149) ...

  SOẠN BÀI ĐẤT NƯỚC MÙA THU

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (SGK/148)

- Tranh vẽ những gì?

- Những cảnh trong tranh về những vùng nào của đất nước?

Gợi ý:

- Tranh vẽ nhà cửa, ruộng vườn, núi non, sông hồ, biển cả, con người và loài vật.

- Những cảnh trong tranh vẽ vùng trời, vùng biển, vùng đồi núi, cao nguyên, đồng bằng của đất nước. 

 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Đất nước (trích)” (SGK/149)

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

2) Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.

3) Nêu một, hai từ ngữ, hình ảnh / câu thơ nói lèn lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.

Gợi ý:

1) Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ 1 và 2.

2) Một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới: rừng tre phấp phới trong gió, tiếng nói cười trong biếc, thiết tha.

3) - Lòng tự hào về đất nước tự do:

“Trời xanh ........

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.

- Truyền thống bất khuất của dân tộc:

Nước những người chưa bao giờ khuất. 

 

6. Chọn đọc một khố thơ em thích và nói cho bạn biết vì sao em thích khổ thơ đó.

Gợi ý:

Chọn khổ thơ thứ tư. Cảnh đẹp cua quê hương đất nước, một đất nước hoàn toàn độc lập. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc bài văn “Cây chuối mẹ” và trả lời câu hỏi (SGK/151)

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào khác?

b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào khác?

c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng đế tả cây chuối.

Gợi ý:

a) Cây chuối trong bài văn được tả theo trình tự thời gian, tả từng thời kì phát triển cua cây.

Em có thể tả từng bộ phận của cây.

b) Cây chuối được tả theo cảm nhận của thị giác.

Em có thế quan sát cây côi theo những giác quan:

- Thính giác: nghe tiêng lá khua trong gió.

- Xúc giác: cảm giác trơn láng, mát rượi của thân chuối.

- Khứu giác: nghe mùi thơm cua quả chuôi chín.

- Vị giác: nếm được vị ngọt cua quả chuối chín.

c) + So sánh

- Tàu lá dài như lưỡi mác.

- Tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn.

- Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

+ Nhân hóa: đĩnh đạc, nhanh chóng thành mẹ, đánh động, cây mẹ bận, lớn nhanh hơn hớn, đành để mặc, một hay hai đứa con đứng sát nách, khẽ khàng. 

 

2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).

Gợi ý:

Quả thanh long

Hình dáng của quả thanh long thật là lạ. Lúc còn nhỏ quả màu xanh thẫm, với những cánh tủa ra xung quanh trông như vảy rồng. Khi lớn thì quả chín, vỏ nó đó hồng như xác pháo. Nhìn từ xa, những quả thanh long như những đốm lửa lúc ẩn lúc hiện giữa vô số cánh tay xanh dài ngoằn ngoèo. Bổ ra, trong ruột thanh long trắng nõn, mọng nước, chi chít những hạt li ti đen nhánh. Nếm thử, vị ngòn ngọt, man mát, chua chua của thanh long thấm ngập vào từng kẽ răng. Một cảm giác khó mà quên được.

 

3. Kể cho các bạn nghe một kỉ niệm về thầy (cô) giáo của em, qua đó thế hiện lòng biết ơn của em với thầy (cô).

Gợi ý:

Tham khảo Những bài tập làm văn lớp 5 (cùng tác giả).

0