Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn trang 148 SGK ngữ văn 8
Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn trang 148 SGK ngữ văn 8 Như đã nói, đập đá ở một hòn đảo giữa biển khơi trong điều kiện khắc nghiệt của người tù là một công việc hết sức cực nhọc, khổ sai và không ít người đã kiệt sức và đã gục ngã. ...
Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn trang 148 SGK ngữ văn 8
Như đã nói, đập đá ở một hòn đảo giữa biển khơi trong điều kiện khắc nghiệt của người tù là một công việc hết sức cực nhọc, khổ sai và không ít người đã kiệt sức và đã gục ngã.
Câu 1 :
Như đã nói, đập đá ở một hòn đảo giữa biển khơi trong điều kiện khắc nghiệt của người tù là một công việc hết sức cực nhọc, khố sai và không ít người đã kiệt sức và đã gục ngả.
Sau khi đọc bài thơ ai cũng thấy toàn bộ bài thơ thuần một giọng hùng tráng và rắn rỏi cùng những hình ảnh chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc. Tuy nói về cảnh tù đày lao khố nhưng cả bài thơ không một chút nào là bi quan, yếu đuối, kế lể, thở than.
Có thể nói tuy được sáng tác trong tù nhưng giọng điệu bài thơ hết sức tự tin, chủ động, khẳng khái, hiên ngang, thể hiện một tâm hồn rắn rỏi, một ý chí và nghị lực phi thường đứng trên hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt.
Câu 2 :
Một nét đặc sắc về mặt biểu hiện của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là có nhiều hình ảnh, nhiều câu thơ có hai lớp nghĩa. Câu thơ đầu tạo dựng tư thế sánh ngang trời đất của người trai giữa đất trời Côn Đảo:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Tiếp nối quan niệm truyền thống về chí làm trai: “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông. Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ) hay “Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu)... câu thơ của Phan Châu Trinh toát lên một vẻ đẹp hùng tráng, biểu lộ tư thế của một con người đường hoàng luôn làm chủ mình, làm chủ cuộc đời, tự khẳng định mình đầy kiêu hãnh cùa bậc anh hùng hào kiệt.
Ba câu thơ sau vừa miêu tả chân thực công việc đập đá, dùng búa đế khai thác đá của người tù ngoài Côn Đảo vừa khắc họa được hình ảnh của bậc anh hùng yêu nước quả quyết với những hành động mạnh mẽ phi thường.