Soạn bài Cửa sông trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2
Soạn bài Cửa sông trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 1. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ? 2. Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào ? ...
Soạn bài Cửa sông trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2
1. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ? 2. Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào ?
Câu hỏi:
1. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?
2. Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào ?
3. Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn ?
Trả lời:
1. Khổ đầu: Tác giả dùng từ ngữ nói về nơi sông chảy ra biển: là cửa không then, khoá cũng không khép lại bao giờ.
Cách nói rất đặc biệt: cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá). Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.
2. Trong khổ thơ thứ hai, ba, bốn: tác giả dùng từ ngữ nói về cửa sông là một địa điểm đặc biệt.
—► Nơi dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt “ùa” ra biển rộng, nơi nước biển “tìm” về với đất liền, nơi giao hoà giữa nước ngọt với nước mặn tạo thành vùng nước lợ.
—► Nơi hội tụ nhiều tôm cá cũng là nơi hội tụ nhiều thuyền câu —► nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn người ra khơi...
3. Khổ thơ cuối: tác giả dùng những hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng / cửa sông chẳng dứt cội nguồn/Bỗng nhớ vùng núi non —► cho thấy “tấm lòng” của cửa sông không quên nguồn cội.
Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
soanbailop6.com