Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) SBT Ngữ Văn 7 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 6 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. So sánh bài ca dao sau đây với bài dân ca được "phổ nhạc" từ bài ca dao ấy để chỉ ra sự khác nhau giữa hai bài. Tìm hiểu xem bài dân ca này của địa phương nào. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 6 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. So sánh bài ca dao sau đây với bài dân ca được "phổ nhạc" từ bài ca dao ấy để chỉ ra sự khác nhau giữa hai bài. Tìm hiểu xem bài dân ca này của địa phương nào.
Bài tập
1. Dân ca thường mang tính chất địa phương, "thường hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, trong những nghề nhất định hay ở những địa phương nhất định" (Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam). Tìm hiểu và chỉ ra tên các địa phương có các loại dân ca sau đây :
a) Hát phường vải là của................
b) Hát xoan là của............................
c) Hát quan họ là của......................
d) Hò mái nhì là của........................
2. So sánh bài ca dao sau đây với bài dân ca được "phổ nhạc" từ bài ca dao ấy để chỉ ra sự khác nhau giữa hai bài. Tìm hiểu xem bài dân ca này của địa phương nào.
- Bài ca dao :
Trống cơm khéo vỗ nên vông.
Một bầy con sít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ
Thương ai duyên nợ tang bồng...
- Bài dân ca :
(Tình bằng) có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ (ấy mấy) vông nên vông (ấy mấỵ) vông nên vông.
Một bầy (tang tình) con sít lội lội lội sông (ấy mấy) đi tìm.
Em nhớ thương ai đôi con mắt (ấy mấy) lỉm dim...
Một bầy (tang tình) con nhện (í ới a, ấy mấy) giăng tơ, giăng tơ (ấy mấy) đi tìm.
Em nhớ thương ai, duyên nợ khách tang bồng...
3. Trong các câu ca dao sau, câu nào không mang sắc thái địa phương ? Vì sao ?
a)
Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
b)
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,
Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa.
c)
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan.
d)
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
4. Bài tập 1, phần I, trang 6, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Bài tập nêu lên bốn thể loại dân ca rất nổi tiếng tiêu biểu cho bốn vùng. Muốn xác định được các địa phương có thể vào mạng Internet tra trên google.com.vn hoặc tìm hiểu từ các sách báo nói về dân ca ; tra từ điển hoặc hỏi những người hiểu biết hơn mình. Gợi ý : bốn địa phương ấy nằm trong các địa phương sau : Thanh Hoá ; Liên khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi) ; Phú Thọ ; Bắc Ninh, Bắc Giang ; Huế ; Nam Bộ ; Nghệ Tĩnh.
2. Có thể thấy sự khác nhau giữa bài ca dao và dân ca Trống cơm khá rõ ở những chữ đệm và láy lại như : (tang tình), (í ới a, ấy mấy), lội, giăng tơ,... HS suy nghĩ thêm : Những chữ đệm và láy có tác dụng gì ? Nếu bỏ hết những yếu tố này đi thì sẽ như thế nào ?
Muốn tìm hiểu địa phương có bài dân ca này làm theo cách đã nêu ở bài tập 1.
3. Muốn tìm ra cần quan sát các danh từ riêng ở mỗi câu xem địa danh nào là tên địa phương cụ thể, có thực thì câu ca đó có màu sắc địa phương ; địa đanh nào chỉ có ý nghĩa tượng trưng thì câu ca đó không mang màu sắc địa phương.
4. HS tự làm. Cách tìm : Chú ý gợi ý của SGK (trang 6) về tính địa phương được nêu ra ở bài tập này. Từ đó tìm ở các nguồn sau :
- Các cuốn ca dao, tục ngữ, dân ca các vùng miền ;
- Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan ;
- Trang google.com.vn trên mạng Internet.
Sachbaitap.com