Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả Các từ dùng sai âm, chính tả: dùi → vùi; tập tẹ → tập tọe; khoảng khắc → khoảnh khắc. II. Sử dụng từ đúng nghĩa Các từ dùng sai nghĩa : sáng sủa → tươi đẹp; cao cả → sâu sắc; biết → có. ...
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
Các từ dùng sai âm, chính tả: dùi → vùi; tập tẹ → tập tọe; khoảng khắc → khoảnh khắc.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa
Các từ dùng sai nghĩa : sáng sủa → tươi đẹp; cao cả → sâu sắc; biết → có.
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
Các từ dùng sai tính chất ngữ pháp :
- hào quang là danh từ không có chức năng như tính từ mà câu cần → hào nhoáng.
- ăn mặc là động từ mà trong câu lại sử dụng nó như danh từ → Cách ăn mặc.
- thảm hại là tính từ không thể sử dụng với chức năng danh từ được → thất bại thảm hại.
- giả tạo phồn vinh sai về trật tự kết hợp → phồn vinh giả tạo.
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Các từ dùng sai về sắc thái biểu cảm và phong cách :
- lãnh đạo mang sắc thái tôn trọng không phù hợp khi nói về sự xâm lược phi nghĩa → cầm đầu.
- chú hổ mang sắc thái yêu thương → con hổ.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
Không nên dùng từ địa phương khi giao tiếp nơi địa phương khác tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu. Trong các tác phẩm văn học, có thể sử dụng từ địa phương tạo sắc thái cá biệt, hoặc để đạt mục đích nào đó của người viết.
Không nên lạm dụng từ Hán Việt vì sẽ làm cho lời nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp hoàn cảnh.
Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :
Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.