Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả: Các từ dùng sai: dùi, tập tẹ, khoảng khắc. Dùi: sai phụ âm đầu => sửa là vùi Tập tẹ: sai vì gần âm => sửa là tập tọe Khoảng khắc: sai vì gần âm => sửa là khoảnh khắc. II. Sử dụng từ đúng nghĩa: Các câu sau dùng sai do không hiểu ...
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả:
Các từ dùng sai: dùi, tập tẹ, khoảng khắc.
Dùi: sai phụ âm đầu => sửa là vùi
Tập tẹ: sai vì gần âm => sửa là tập tọe
Khoảng khắc: sai vì gần âm => sửa là khoảnh khắc.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
Các câu sau dùng sai do không hiểu nghĩa của từ:
+, Sáng sủa thay bằng tươi đẹp
+, cao cả thay bằng sâu sắc
+, biết thay bằng có
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
Hào quang sửa thành hào nhoáng (bởi hào quang là danh từ không trực tiếp làm vị ngữ).
Ăn mặc sửa thành cách ăn mặc (động từ không thể sử dụng như danh từ).
Thảm hại sửa thành cảnh tượng thảm hại (tính từ thảm hại không thể làm bổ ngữ cho tính từ nhiều).
Sự giả tạo phồn vinh thay bằng sự phồn vinh giả tạo (câu văn muốn diễn đạt sự phồn vinh giả tạo nghĩa là sự phồn vinh bề mặt chứ thực chất không được như vậy => sai về trật tự từ).
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
- Lãnh đạo: đứng đầu tổ chức hợp pháp, chính danh => sắc thái tôn trọng.
Sai: lãnh đạo phải thay bằng cầm đầu.
- Chú hổ phải thay bằng con hổ, nó.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực thì không nên dùng từ địa phương.
Bởi phải sử dụng các từ thuần Việt mình có để làm phong phú tiếng Việt.
Zaidap.com