Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (Tiếp theo) trang 141 SGK Văn 6
Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (Tiếp theo) trang 141 SGK Văn 6 Câu 2. Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói vể ai? Câu văn này sai như thế nào? Nêu cách sửa. ...
Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (Tiếp theo) trang 141 SGK Văn 6
Câu 2. Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói vể ai? Câu văn này sai như thế nào? Nêu cách sửa.
Câu 1: Chỉ ra chỗ sai trong những câu sau đây và nêu lên cách chữa:
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.
Trá lời:
Hai câu trên thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ.
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, [chưa thành câu, đây chỉ có phần trạng ngữ].
Cách sửa: thêm chủ ngữ và vị ngữ:
- Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn những màu xanh mướt mắt của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối.
b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng. [chưa thành câu, mới chỉ có thành phần trạng ngữ (hai trạng ngữ)]
Cách sửa: Bằng khối óc và bàn tay lao động của mình, chỉ trong một thời gian ngắn anh Hà đã hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Câu 2. Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói về ai? Câu văn này sai như thế nào? Nêu cách sửa.
Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
Trả lời:
1. Cách sắp xếp như trong câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy (Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu (ta). Như vậy, đây là câu sai về mặt nghĩa.
2. Chữa lại như sau:
Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
soanbailop6.com