27/04/2018, 16:21

Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gic) SBT Ngữ Văn 8 tập 2

Giải câu 1, 2, 3 trang 100 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Những câu sau đây có mắc lỗi diễn đạt không ? Vì sao ? ...

Giải câu 1, 2, 3 trang 100 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Những câu sau đây có mắc lỗi diễn đạt không ? Vì sao ?

1. Bài tập 1, trang 127 -128, SGK.

Trả lời:

a) Khi một chuỗi liệt kê có kiểu A và B khác thì B phải cùng loại với A, như trong một mâm cơm có thịt cá và các món ăn khác. Nếu B khác loại với A thì không được kể tên cụ thể ra mà chỉ nói chung kiểu như và thứ khác hoặc các thứ khác (thứ khác ở đây là “thứ khác loại với A").

Trong bài tập này, quần áo, giày dép có cùng loại với đồ dùng học tập không ? Dựa vào cách trả lời đúng câu hỏi này để phát hiện và chữa lỗi lô-gíc trong câu đã cho. Có hai cách chữa như trong ví dụ phân tích trên đây.

b) Khi viết một câu có kiểu kết hợp A nói chung và B nói riêng thì A và B phải cùng một loại, và nghĩa của từ ngữ A (nói chung) phải rộng hơn nghĩa của từ ngữ B (nói riêng) : A bao hàm B hay B bị bao hàm (nằm trong) A (xem hình bên dưới), gọi là nguyên tắc bao nhau. Nghĩa của thanh niên (là “lớp người”) và nghĩa của bóng đá (là “một môn thể thao”, và trong đó có thể có người quá tuổi thanh niên) không cùng loại, cho nên không thể nói thanh niên (nói chung) rộng hơn bóng đá (nói riêng).

Nếu muốn giữ lại các từ ngữ thanh niên nói chung, cần tìm trong lớp thanh niên những lớp người hẹp hơn mà cũng ở độ tuổi thanh niên, nhưng có một công việc cụ thể đòi hỏi niềm say mê mới thích hợp, như sinh viên (say mê học tập, nghiên cứu) chẳng hạn.          

 

           Hình minh hoạ : "Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng..."

Ngược lại, nếu muốn giữ lại các từ ngữ bóng đá nói riêng, theo em, cần chọn từ nào trong các từ sau đây làm cái chung : bóng chuyền, bóng bàn, thể thao ?

c) Lão Hạc là tên một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, trong đó nhân vật chính là một ông già có tên là Hạc, nên được gọi là lão Hạc ; Bước đường cùng là tên một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Công Hoan với nhân vật chính là anh Pha ; Ngô Tất Tố là một nhà văn có tác phẩm Tắt đèn quen thuộc với nhân vật chính là anh Dậu. cả ba tác phẩm này đều nói đến cuộc sống của người nông dân trước,Cách mạng tháng Tám 1945.

Khi cần liệt kê, trong trường hợp này, phải tuân thủ nguyên tắc cùng loại, nghĩa là hoặc chỉ nêu tên nhân vật chính, hoặc chỉ nêu tên tác phẩm, hoặc chỉ nêu tên tác giả. Ví dụ : lão Hạc, anh Pha, anh Dậu hay Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn.

d) Trong một câu hỏi lựa chọn giữa hai vật, ví dụ A hay B, thì hai vật phải cùng một hạng với nhau, nhưng giữa vật A và vật B phải có sự khác biệt nào đó, không nhiều thì ít, có khi chỉ do tâm lí người chọn, ví dụ hai vật cùng một loại, như hai đôi giày, nhưng màu sắc khác nhau, thì đây cũng là cơ sở để lựa chọn.

Trong ví dụ này bác sĩ là một lớp nhỏ hơn bên trong lớp trí ửìức, hai lớp người này có quan hệ bao hầm (như là sinh viên với thanh niên nói ở điểm b trên đây), chứ không cùng một hạng với nhau. Như vậy phải chọn một lớp con cùng hạng với lớp con bác sĩ, ví dụ như kĩ sư, giáo viên thì mới có quan hệ lựa chọn được.

e) Sai lầm trong ví dụ này giống như sai lầm ở điểm b trên đáv, tức là sự vi phạm nguyên tắc không được bao nhau, vì đã hay về nghê thuật tất nhiên trong đó có sắc sảo về ngôn từ (cái trước bao hàm cái sau, nên nhắc đến cái sau là thừa).

g) Ví dụ này sai lầm ở chỗ người gầy cũng có thể mặc áo ca rô, như vậy là điểm phân biệt không đủ mạnh giúp người ta có thể nhận biết sự khác nhau. Về nguyên tắc, sai lầm này giống sai lầm nêu ở điểm d, tức là một kiểu vi phạm quan hệ lựa chọn.

Như vậy phải chọn một lớp con tương đương với lớp người gầy, nhưng khác biệt người gầy, tốt nhất là trái ngược, ví dụ người béo. Hai đặc điểm gầy và béo tương phản rất mạnh, đủ để phân biệt hai người với nhau. HS thử tìm một cách diễn đạt tương phản với mặc áo ca rô.

h) Câu ở điểm h này sai phạm về suy luận : cần cù và chịu khó không phải là điều kiện để rút ra kết luận yêu thương chồng con. Cần cù vả chịu khó chỉ là điều kiện đưa đến việc tránh đói nghèo.

i) Câu ở điểm isai phạm về suy luận, cụ thể là tối nghĩa ở hai chi tiết :

- Không phải tất cả những đức tính tốt đẹp của người (phụ nữ) xưa là điều kiện để phụ nữ Việt Nam ngày nay có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. Chỉ có những đức tính cụ thể nào đó có thể giúp làm được những việc cụ thể nào đó.

- Nhiệm vụ vinh quang và nặng nề là viêc phải làm, cho nên nếu có đức tính cần cù thì có thể thực hiện được một việc đòi hỏi phải có đức tính đó, như ở đây là có “năng lực để làm những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó”, chứ không phải “có một việc nào đó để làm”.

Một cấu như câu i là câu sáo rỗng, tối nghĩa, cần dựa theo các ý phân tích trên đây để viết lại một câu đầy đủ ý giúp người đọc có thể hiểu được.

k) Câu ở điểm k cũng sai phạm về suy luận, cụ thể là không phân biệt thứ bậc của các quan hệ.

Cách suy luận đúng là : Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ sức khoẻ bị hại là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của con người. Suy luận này gồm có hai bậc, có thể hình dung như sau :

- Hút thuốc lá gây hại cho sức khoẻ.

- Sức khoẻ bị hại làm giảm tuổi thọ của con người.

Đê sửa chữa chỗ sai, cần xem lại cách dùng hai từ vừa. Dùng hai từ vừa như vậy là tạo ra quan hệ đồng thời (tức “cùng một lúc”), không cho thấy được quan hệ thứ bậc như trên.

2. Bài tập 2, trang 128, SGK.

Trả lời:

Tham khảo bài tập 1 để thực hiện bài tập này.

3. Những câu sau đây có mắc lỗi diễn đạt không ? Vì sao ?

a) Ngoài việc dùng từ sai câu này còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

b) Dù trong lĩnh vực truyện ngắn hay văn xuôi ông đều có những đóng góp xuất sắc.

Trả lời:

a) Câu a không mắc lỗi diễn đạt

b) Câu b mắc lỗi diễn đạt vì từ "dù" chỉ mối quan hệ tương phản giữa hai vế trong câu.

Sachbaitap.com

 
0